Luận Văn Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều - Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong xã hội hiện đại, du lịch là một ngành có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, được xác định là mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
    Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển du lich rất lớn. Sức hút của Việt Nam không chỉ là vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn do nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, đa dạng. Đó chính là các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, các di tích lịch sử văn hoá Do vậy việc phát triển loại hình du lịch văn hoá đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt chú ý quan tâm.
    Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, hiện đại hóa hơn, thì nhu cầu trở về với cội nguồn, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa truyền thống đã trở thành một nhu cầu tất yếu. Chính vì thế, lượng khách du lịch đến với các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc khác nhau trên thế giới ngày càng tăng.
    Đến với các điểm du lịch có các di tích lịch sử văn hóa, du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về những nét đẹp văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời, những danh nhân văn hóa của mọi thời đại mỗi quốc gia, dân tộc nơi du khách đặt chân đến.

    Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, có tới hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa đánh dấu những chặng đường phát triển của lịch sử văn hóa dân tộc. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chính là sự kết tinh và tỏa sáng từ các di tích lịch sử, văn hóa này.
    Nằm ở phía Đông Bắc, Quảng Ninh là một đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế quan trọng của Việt Nam.
    Quảng Ninh hiện đang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước. Sự tập trung với mật độ dày đặc các thắng cảnh và các di tích lịch sử, nơi đây được đánh giá là một trong mười trung tâm du lịch lớn của đât nước. Tuy nhiên bên cạnh việc tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, thì việc đầu tư phát triển du lịch văn hoá vẫn chưa được đặc biệt chú ý quan tâm. Cho nên nhắc đến Quảng Ninh mọi người thường nghĩ ngay đến di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đến những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Bãi Dài Mà ít ai biết đến nét đẹp văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá của tỉnh.
    Đông Triều là huyện có số lượng các di tích lịch sử văn hoá xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh lớn nhất của Quảng Ninh.
    Tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch văn hóa. Mỗi di tích ở nơi đây chứa đựng những giá trị tâm linh, giá trị nhân văn cao cả và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tới các di tích lịch sử, văn hóa của Đông Triều chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, chưa khai thác được hết các giá trị trong lòng các di tích.
    Với mục đích giới thiệu các di tích lịch sử, văn hoá của huyện Đông Triều, góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá, sự phát triển của du lịch quê hương em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều - Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch” làm khoá luận tốt nghiệp khoá luận của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn
    - Tìm hiểu và giới thiệu giá trị văn hoá, lịch sử của các di tích tiêu biểu của huyện Đông Triều.
    - Đề xuất một số giải pháp với ngành du lịch, các ban ngành có liên quan của tỉnh Quảnh Ninh, huyện Đông Triều nhằm bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử văn hoá của huyện Đông Triều phục vụ cho phát triển du lịch.


    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá trong huyện Đông Triều. Thực trạng bảo tồn, khai thác các di tích phục vụ cho phát triển du lịch.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành bài khoá luận này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp nghiên cứu thực địa
    - Phương pháp phỏng vấn
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích
    - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
    6. Bố cục khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khoá luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Khái quát chung về du lịch và văn hoá
    Chương II: Hiện trạng các di tích lịch sử văn hoá ở Đông Triều - Quảng Ninh
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...