Luận Văn Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng - góp phần phát triển du lịch n

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng - góp
    phần phát triển du lịch nhân văn
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . .6
    1. Tính cấp thiết của đề tài . .6
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . .10
    3. Mục đích nghiên cứu của khoá luận . .11
    4. Đối tượng nghiên cứu . 11
    5. Phạm vi nghiên cứu . .11
    6. Phương pháp nghiên cứu . 11
    7. Nguồn tư liệu của khoá luận . .11
    8. Đóng góp của khoá luận . .11
    9. Kết cấu của khoá luận . .12
    Chương 1 . KHÁI NIỆM VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ . .12
    1.1 Di tích lịch sử văn hoá . 13
    1.1.1 Di tích lịch sử . .14
    1.1.2 Di tích văn hoá . 14
    * Chùa . .14
    1.2 Vai trò của di tích lịch sử văn hoá trong hoạt động du lịch . .14
    Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG TRIỀU MẠC VÀ CÁC DI
    TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ NHÀ MẠC TẠI KIẾN THUY HẢI
    PHÒNG . .15
    2.1 Lịch sử vương triều Mạc . .15
    2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển . 15
    2.1.2 Sự suy vong của vương triều Mạc . 18
    2.2 Một số thành tựu đạt được dưới vương triều Mạc . 19
    2.2.1 Thành tựu về kinh tế . 19
    2.2.2 Thành tựu về văn học thi cử . 20
    2.2.3 Thành tựu về văn hoá . .21
    2.3 Giới thiệu về huyện Kiến Thuỵ . .22
    2.3.1 Kiến Thuỵ xưa . 22
    2.3.2 Kiến Thuỵ ngày nay . 25
    a. Địa hình Kiến Thụy . .25
    b. Đặc điểm khí hậu . .25
    * Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa . .25
    * Khí hậu thời tiết Kiến Thụy có diễn biến thất thường . .26
    * Khí hậu Kiến Thụy chịu sự chi phối trực tiếp của biển . .26
    c. Đặc điểm mạng lưới sông . .27
    d. Dân cư và phong tục tập quán . .27
    e. Kinh tế, văn hoá . 27
    f. Tiềm năng và lợi thế phát triển . .28
    2.4 C ác di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ . 29
    2.4.1 Từ đường họ Mạc . .29
    2.4.2 Chuà Đại Trà . 33
    2.4.3 Chùa Trà Phương . .35
    2.4.4 Di tích đền và chùa Hoà Liễu . .40
    2.4.5 Di tích chùa Văn Hoà . .44
    2.4.6 Chùa Nhân Trai . .47
    2.4.7 Di tích Dương Kinh . .48
    2.4.8 Di tích Gò Gạo . .51
    2.4.9 Di tích Bên Tường . .52
    2.4.10 Di tích Mả Lăng . 52
    2.5. Giá trị của các di tích đó . .52
    2.5.1 Giá trị nghệ thuật . .52
    2.5.2 Giá trị lịch sử . 54
    2.5.4 Giá trị nhân văn . .55
    Chương 3. CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ NHÀ MẠC GÓP
    PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHÂN VĂN . .56
    3.1 Hình thành các tuyến điểm du lịch theo chuyên đề . .56
    3.1.1 Tuyến du lịch « về Dương Kinh xưa » . .57
    3.1.2 Tuyến du lịch hình thành theo không gian địa lý . .58
    3.2 Định hướng khai thác di sản văn hoá phục vụ du lịch . 60
    3.3 Một số giải pháp bảo tồn, khai thác các di tích . .61
    3.3.1 Bảo tồn tu tạo tài nguyên du lịch văn hoá . .61
    3.3.2 Khai thác tài nguyên du lịch văn hoá phục vụ cho du lịch của huyện . .62
    3.3.3 Giải pháp về tôn tạo, tu bổ các di tích . .62
    3.3.4 Tuyên truyền quảng bá cho phát triển du lịch . .63
    3.3.5 Nâng cao ý thức của người dân về du lịch và đào tạo du lịch tại
    chỗ . 63
    3.4 Một số kiến nghị . 64
    KẾT LUẬN . .67




    Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng - góp
    phần phát triển du lịch nhân văn
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử Việt Nam, theo quan điểm của các sử gia phong kiến, có ba triều
    đại được coi là thoán nghịch, phải mang danh nguỵ triều có người gọi là nhuận triều.
    Nhà Mạc là một trong số đó.“ Kẻ bội nghịch cướp ngôi giết vua mà lập tự, thì tuy có
    danh hiệu đều là danh không chính , nói không thuận Mạc Đăng Dung chẳng qua
    là một triều thần của triều đại Lê, đương lúc nhà Lê suy yếu, tôi mạnh, bắt hiếp vua
    nhường ngôi, cướp nước, giết vua để mưa tự. Theo lẽ nghịch mà lấy được nước nên
    không được chép là chính sử”[trang 127 - 128, 11]. “Nói về nhà Mạc ít nói về tác
    dụng xây dựng kinh tế mà chú ý nhiều đến sự lật đổ, tiếm nghịch, chinh chiến cuối
    cùng là thất bại” [17]. “Mạc Đăng Dung làm tôi của nhà Lê mà lại giết hại vua cướp
    ngôi ấy là một người nghịch thần. Đã làm chủ đất nước mà không giữ lấy bờ cõi mà
    đem cắt đất để dâng cho người, ấy là một người phản quốc đối với vua là nghịch
    thần, đồi với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài người là không có nhân
    phẩm” [trang 17, 18]. Còn ngày nay, đi sâu vào thực tế lịch sử, có thái độ khoa học
    công bằng người ta đã thấy được nhiều điều đáng nói ở nhà Mạc hơn là thái độ phê
    phán. Có thể nói là ca ngợi.
    Trước hết, ta thấy người sáng lập cơ đồ nhà Mạc là một người đánh cá ở làng
    Cổ Trai huyện Nghi Dương. Xuất thân rất tầm thường nhưng lại làm nên cơ đồ lớn.
    Điều này chứng tỏ tài năng của Mạc Đăng Dung. Chính từ nguồn gốc xuất thân của
    mình, tính cách cở mở nên các vua Mạc có cách nhìn tương đối tự do phóng khoáng.
    Tử tưởng trọng nông ức thương cũng như bế quan toả cảng , phân biệt tứ dân( sĩ,
    nông, công thương) không nặng nề như trước đó. Kinh doanh buôn bán, sản xuất thủ
    công nghiệp được coi trọng.
    Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê từ tay vua lợn vua quỷ, chứ không phải là vị
    vua anh minh như Lê Thánh Tông, mà đó là Lê Uy Mục. Lê Tương Dực, chúng đua
    nhau sống xa hoa truỵ lạc, khiến cho đời sống nhân lành chìm trong cơ cực, lầm than,
    tăm tối, nạn đói xảy ra chiền miên, các cuộc khởi nghĩa của nông dân càng làm cho
    xã hội rối loạn. Mạc Đăng Dung từng bước phế truất nhà Lê lập lên nhà Mạc. Điều
    này là hoàn toàn phù hợp với quy luật của lịch sử có hưng có vong, và sự thay thế của
    một triều đại khác là tất yếu.
    Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi gặp vô vàn khó khăn, chiến tranh loạn lạc xã hội
    đảo loạn nhưng nhà Mạc đã lấy được lòng dân. Triều đình dần đi vào ổn định “trong
    khoảng mấy năm trộm cắp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào
    chuồng cứ mỗi tháng một lần kiểm đến thôi, mấy năm liền được mùa nhân dân bồn
    chấn đều được yên ổn” [ 11]. Trong lịch sử phong kiến nước ta cũng ít triều vua được
    ghi chép như thế. Qua những dòng trên cho thấy Mạc Đăng Dung có uy tín cao với
    các tầng lớp nhân dân và uy tín ấy là do tài năng và đức độ của ông.
    Nhà Mạc đã có chính sách cải cách kinh tế theo hướng mở ra thế giới, góp phần
    để cho Hải Phòng ngay từ thế kỷ 16 đã trở thành của ngõ giao thương quốc tế của đất
    nước, coi trọng và phát triển văn hoá, tuyển chọn hiền tài góp phần xây dựng quốc gia
    như trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trạng nguyên Lê Ích Mộc. Kiến Thuỵ là trung
    tâm của Dương Kinh - kinh đô thứ hai của nhà Mạc, để lại cho con cháu đời sau
    những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá.
    Sử xưa cho biết, trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ từng có một trung tâm buôn bán
    lớn là Cổ Trai Trường, nơi diễn ra hoạt động các nghề thủ công, buôn bán rất sầm uất.
    Nhà Mạc quan trọng đời sống vật chất. Trước hết con người phải có cơm ăn” dân dĩ
    thực vi thiên”, nhân dân phải được lo ấm. Quan điểm này thể hiện lòng nhân ái với
    mọi người, vì lợi ích của tầng lớp trên, vì nhân dân lao động.
    Tồn tại trong 65 năm (1527- 1592), nhà Mạc đã để lại cho chúng ta nhiều thành
    tựu đáng kể. Đặc biệt là một gia tài di tích kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đồ sộ. có thể
    khẳng định rằng : trung tâm Dương Kinh xưa tức Kiến Thuỵ ngày nay có mật độ đậm
    đặc nhất hệ thống phế tích, di tích các công trình kiến trúc nghệ thuật và di sản điêu
    khắc mang phong cách nghệ thuật nhà Mạc. Chỉ tính các di tích dấu tích lộ thiên đã
    gần 50 - một con số không nhiều song cũng không phải là ít so với một triều đại tồn
    tại quá ngắn ngủi.
    Ngày nay chúng ta đã thấy được những đóng góp của nhà Mạc, những điều tiến
    bộ của triều đại này mà ở thời kì của họ bị coi là nguỵ triều, chúng ta cần phải hành
    động ngay bởi trước sức tàn phá của thời gian, của tự nhiên các di tích sẽ ngày càng bị
    mai một, hư hỏng, nếu chúng ta không biết giữ gìn gia tài của mình thì thật là đáng
    tiếc. Song việc tìm hiểu cũng gặp không ít khó khăn vì tài liệu còn lại về nhà Mạc còn
    quá ít ỏi, “nhà Lê sau khi dành lại chính quyền đã gia sức phá huỷ những công trình
    văn hoá gắn với nhà Mạc” (giáo sư Chu Quang Tứ). Qua đề tài nghiên cứu nhỏ bé của
    mình, em đã tìm hiểu về một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của nhà Mạc tại Kiến
    Thuỵ Hải Phòng, từ đó muốn giới thiệu về chúng rồi làm nổi bật các giá trị của chúng.
    Có thể từ đó sâu chuỗi các di tích thành hệ thống đưa ra các phương pháp bảo tồn,
    không chỉ đơn thuần là bảo tồn mà còn đem nó ra khoe với tất cả mọi người, chính là
    phát triển du lịch nhân văn. Thành phố Hải Phòng sẽ có thêm một điểm du lịch nữa,
    đó chính là các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ. Đề tài nghiêu cứu này
    càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, bởi chúng ta phải làm cho thế hệ
    trẻ của Kiến Thuỵ ngày nay nhận thức được rằng họ đang sống trên mảnh đất mà một
    thời từng là kinh đô của vương triều phong kiến nhà Mạc, giáo dục cho họ lòng tự hào
    tự tôn dân tộc, họ thêm yêu quý mảnh đất này - mảnh đất đế vương. Rồi chính họ có ý
    thức để xây dựng mảnh đất này đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
    Thành phố Hải Phòng đã có dự an xây dựng lại khu du tích nhà Mạc. Khu vực
    tưởng niệm Vương triều nhà Mạc rộng 10,5 ha tại Thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện
    Kiến Thụy. Tại đây sẽ xây dựng công trình văn hóa - lịch sử với kết cấu hạ tầng kỹ
    thuật đồng bộ, hiện đại gồm 30 hạng mục như: nhà truyền thống, nghi môn, thiên long
    tỉnh, bái đường, chính điện, thái miếu; khu dịch vụ, hệ thống cây xanh, đường giao
    thông, điện, nước . đồng bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường.
    UBND thành phố đã công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu
    tưởng niệm Vương triều nhà Mạc vào ngày 19/5/2009. Vì vậy, Huyện Kiến Thụy đã
    lập dự án xây dựng khu tưởng niệm Vương triều Mạc và dự án phục dụng lại thành
    Dương Kinh xưa tại xã Ngũ Đoan đồng thời cùng với xã Ngũ Đoan đang tích cực
    tuyên truyền để dân hiểu và ủng hộ dự án, sẵn sàng cho công tác giải phóng mặt bằng,
    đảm bảo cho việc thực hiện dự án đúng tiến độ. Huyện Kiến Thụy và một số ngành
    chức năng tích cực triển khai kế hoạch tuyên truyền về lịch sử truyền thống Vương
    triều nhà Mạc và vị thế của Dương Kinh xưa; huy động sự đóng góp của các nhà đầu
    tư, doanh nghiệp, nhân dân, con cháu họ Mạc, gốc Mạc trên toàn quốc để tăng nguồn
    kinh phí thực hiện dự án . Công trình khu tưởng niệm các vua Mạc được tổ chức khởi
    công xây dựng vào ngày 10/10 (tức 22/8 âm lịch năm Kỷ Sửu 2009) nhân ngày giỗ
    Mạc Thái Tổ.
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia
    kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã đồng ý: “đưa công trình đầu tư xây
    dựng khu tưởng niệm các vua nhà Mạc vào danh mục các công trình hoàn thành
    hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là công trình mang ý nghĩa
    văn hóa lịch sử rất lớn và sẽ mở hướng cho nhiều dự án khác mà huyện và thành phố
    sẽ triển khai tại vùng đất Dương Kinh xưa.”
    Rồi đây trên đất Dương Kinh xưa, bên cạnh thành phố Hải Phòng đô thị ven
    biển hiện đại, trọng điểm của vùng kinh tế Đông Bắc sẽ hồi sinh một quần thể di tích
    phảng phất bóng hình của Kinh đô Dương Kinh-Cảng biển đô thị đầu tiên của nước
    ta.
    Điều đó chắc sẽ làm cho các tiên vương nhà Mạc,các bậc trung thần liệt nghĩa
    với sự nghiệp nhà Mạc, những người đã có công chấm dứt cuộc khủng hoảng cuối
    triều Lê sơ đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới với những cải cách ,
    những thành tựu đã được lịch sử ghi nhận cùng đông đảo con cháu họ Mạc, gốc Mạc
    trong cả nước yên lòng, thanh thản và vui vẻ.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Cho đến nay, trên bình diện lý thuyết, đã có nhiều nhà nghiên cứu về các di tích
    lịch sử văn hoá nhà Mạc nhưng chỉ là những bài viết rất chung mà chưa đưa ra những
    nghiên cứu cụ thể riêng cho một di tích nào. Đặc biệt là bàn sâu đến việc đưa các di
    tích lịch sử văn hoá phục vụ du lịch mà chỉ là đưa ra các loại hình du lịch , trong đó
    có sản phẩm du lịch văn hoá, khai thác theo hướng sứ dụng các di tích lịch sử, danh
    lam thắng cảnh và lễ hội. Tài liệu [4] nêu rõ: “loại hình du lịch văn hoá là du lịch với
    sự tham gia của các yếu tố văn hoá đang được nhiều người yêu thích. Đây là loại hình
    du lịch nhằm thẩm nhận văn hoá, lòng ham hiểu biết và ham thích văn hoá qua các
    chuyến du lịch của du khách”. “Có một ý tưởng đề cập đến mối quan hệ giữa du lịch
    và văn hoá, cụ thể là các di tích lễ hội truyền thống và phong tục tập quán từng
    vùng”(6). Về các di tích lịch sử văn hoá ở Kiến Thuỵ đã có một số tác phẩm đề cập
    đến dưới thời phong kiến như “Hải Phòng phong vật chí”, “ Lịch sử triều hiến chương
    loại chí”, “Đại nam nhất thống chí”. Từ hoà bình lập lại đến nay , nhiều công trình
    nghiên cứu về đất Hải Phòng cũng đề cập đến các di tịch lịch sử nhà Mạc khu vực
    Kiến Thuỵ, tiêu biểu là “ Địa chí Hải Phòng” do hội đồng lịch sử thành phố Hải
    Phòng xuất bản 1990, “di tích thời Mạc vùng Dương Kinh” (Hải Phòng) của Nguyễn
    Văn Sơn ( nxb. khxh, 1997), “Hải Phòng - di tích lịch sử văn hoá” của Trịnh Minh
    Nhiên , Trần Phương và Nhuận Hà (nxb. Hải phòng, 1993), một số di sản văn hoá Hải
    Phòng của Nguyễn Ngọc Thao, Lê Thế Loan, Ngô Đăng Lợi (2 tập, nxb. Hải phòng,
    2001-2002) và nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học, báo cáo của trung
    ương, địa phương. Hầu hết các tác phẩm này chỉ giới thiệu những giá trị lịch sử, văn
    hoá, kiến trúc, nghệ thuật. trong quy hoạch phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của
    huyện Kiến Thuỵ đến năm 2010 mới chỉ đề cập đến vài dòng tiềm năng du lịch của
    huyện . Cho đến nay chưa có công trình nào bàn về việc đưa cụm di tích lịch sử văn
    hoá nhà Mạc cho phát triển du lịch. Đó chính là lí do em chọn đề tài này để làm khoá
    luận bảo vệ tốt nghiệp đại học.
    3. Mục đích nghiên cứu của khoá luận
    Với tiêu đề là “Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải
    Phòng - góp phần phát triển du lịch nhân văn” khoá luận nhằm mục đích:
    - Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá còn lưu giữ các di vật nhà Mạc có trên
    huyện Kiến Thuỵ.
    - Đề xuất một số ý kiến với chính quyền ngành du lịch, cùng các ngành có liên
    quan của Hải Phòng và huyện Kiến Thuỵ về việc đưa các di tích lịch sử văn hoá đó
    vào phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế bảo tồn và phát huy các giá trị
    truyền thống của huyện.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Là các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc thuộc khu vực huyện Kiến Thuỵ
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu các di tích lịch sử văn hoá còn lưu giữ các di vật nhà Mạc tại Kiến
    Thuỵ Hải Phòng
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp khảo sát thống kê phân loại
    Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phương pháp điền dã( phỏng vấn, ghi hình, chụp ảnh)
    7.Nguồn tư liệu của khoá luận
    Nguồn tư liệu chính của khoá luận là tư liệu điền dã tại các làng xã có các di
    tích lịch sử nhà Mạc tại khu vực Kiến Thuỵ. Ngoài ra khoá luân còn kế thừa những
    kết quả nghiên cứu về các di tích lịch sử nhà Mạc đã được công bố.
    8. Đóng góp của khoá luận
    Khoá luận là góp phần đánh giá một cách có hệ thống các di tích lịch sử văn
    hoá nhà Mạc tại Kiến Thuỵ Hải Phòng. Khoá luận đề xuất với chính quyền và ngành
    du lịch cùng các ngành có liên quan của thành phố Hải Phòng trong việc hình thành
    tuyến du lịch văn hoá khu vực Kiến Thuỵ, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể về
    việc tổ chức khai thác, quản lý tuyến du lịch này trên cở sở tôn tạo, bảo vệ, phát triển
    các giá trị của hệ thống di tích.
    9. Kết cấu của khoá luận
    Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bảng phụ lục, bảng các kí hiệu viết
    tắt, nội dung của khoá luận được chia làm 3 chương:
    Chương 1. Khái niệm về di tích lịch sử văn hoá
    Chương 2: Khái quát về vương triều Mạc và các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc tại
    Kiến Thuỵ Hải Phòng
    Chương 3: Các di tích lịch sử văn hoá nhà Mạc - góp phần phát triển du lịch nhân văn
    thành phố
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...