Luận Văn Tìm Hiểu Biện Pháp Gây Hứng Thú Học Tập Môn Tiếng Anh Cho Học Sinh Khối Lớp 10 Trường Trung Học Phổ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần I : Những vấn đề chung
    I. Lí do chọn đề tài
    II. ĐốI tượng và phạm vi nghiên cứu
    III. Mục tiêu nghiên cứu
    IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
    V. Phương pháp nghiên cứu
    VI. Giả thiết khoa học
    VII. Cơ sở và thờI gian nghiên cứu
    Phần II : Kết quả nghiên cứu
    Chương I :Cơ sở lí luận về biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh
    I. Khái niệm
    II. Vai trò của môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo
    III. Bản chất quá trình dạy và học môn tiếng Anh
    IV. Vai trò của hứng thú đốI vớI việc học môn tiếng Anh
    V. Các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn tiếng Anh
    Chương II : Thực trạng hứng thú học tập môn tiếng Anh khốI 10 trường trung học phổ thông Trần Văn Thành
    I. Vài nét về tình hình của trường THPT Trần Văn Thành
    1.Vài nét về tình hình kinh tế xã hộI địa phương
    2. Tình hình trường THPT Trần Văn Thành
    II. Thực trạng về biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh của giáo viên trường THPT Trần Văn Thành
    III. Mức độ hứng thú học tạâp môn tiếng Anh của học sinh khốI 10 trường tHPT Trần Văn Thành
    IV. Kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh khốI 10 trường THPT Trần Văn Thành
    V. Đánh giá chung
    Phần III : Kết luận và đề xuất ý kiến về cảI tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh
    I. Kết luận
    II. Những ý kiến đề xuất về cảI tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2
    Tài liệu tham khảo
    Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc
    2
    Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hoá giữa các nước như hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu học ngoại ngữ là điều không thể tránh khỏi. Được xem là ngôn ngữ chung trên thế giới, từ lâu tiếng Anh đã trở nên vô cùng phổ biến và là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Do đó, có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Chính vì ý thức được tầm quan trọng cùng với sự tác động to lớn của tiếng Anh đối với sự phát triển to lớn của xã hội, Nhà nước cũng như Ngành Giáo Dục đã đề ra các chính sách khuyến khích học tập, phổ biến chương trình dạy tiếng Anh đến các bậc học và gần đây là cả ở bậc tiểu học. Việc phổ cập tiếng Anh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông ngày càng phát sinh những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của giáo viên. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra là làm thế nào nâng cao được chất lượng đào tạo bên cạnh việc thúc đẩy hứng thú, khơi gợi niềm say mê học tập tiếng Anh nơi học sinh. Và có thể nói, vấn đề này đã, đang và sẽ không ngừng thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên có tâm huyết trong nghề.
    Đầu học kỳ II năm học 2002-2003, theo sự phân công thực tập của nhà trường, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 10 trường Trung học phổ thông Trần Văn Thành. Qua quá trình quan sát và giảng dạy, tôi nhận thấy rằng bên cạnh phần lớn các học sinh rất nhiệt tình say mê học tiếng Anh, vẫn có không ít những học sinh xem thường và không thích học môn này. Điều này dẫn đến kết quả bộ môn lẫn kết quả học tập toàn diện của các em không được khả quan. Với vai trò của một giáo viên giảng dạy bộ môn, tôi rất băn khoăn và cảm thấy mình có trách nhiệm phải suy nghĩ biện pháp để giúp các em thay đổi thái độ học tập, có cái nhìn mới đúng đắn hơn và hứng thú hơn đối với việc học tiếng Anh. Ngoài ra, do đã được trang bị những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn, tôi muốn vận dụng những gì mình đã tiếp thu ở trường sư phạm để giúp đỡ những học sinh chưa học tốt môn tiếng Anh, tăng hứng thú học tập của các em và qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân nhằm góp phần thiết thực nâng cao chất lượng
    Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc
    3
    dạy học.
    Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh của học sinh khối lớp 10 trường trung học phổ thông Trần Văn Thành”.
    II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    1. Đối tượng nghiên cứu:
    Biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh của học sinh.
    2. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh khối 10 trường THPT Trần Văn Thành huyện Châu Phú. Không đi sâu vào nghiên cứu cơ chế tâm lý.
    Đề tài nghiên cứu thực trạng diễn ra trong năm học 2003-2004.
    III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    Hiểu được thực trạng và biện pháp gây hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh để từ đó có biện pháp làm cho học sinh thích thú học tập môn này.
    IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    1. Nghiên cứu lý luận về học tập, phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học phổ thông.
    2. Khảo sát thực trạng về hứng thú và kết quả học tập bộ môn tiếng Anh khối lớp 10 trường Trung học phổ thông Trần Văn Thành và biện pháp gây hứng thú học tập của giáo viên.
    3. Đánh giá kết quả đạt được, rút ra kết luận và đề xuất ý kiến về cải tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh.
    Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc
    4
    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    V.1. Cơ sở phương pháp luận:
    -Các quan điểm triết học Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu.
    -Lý thuyết hệ thống.
    V.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
    1. Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu (các tài liệu có liên quan đến đề tài) để tìm hiểu cơ sở lý luận.
    2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
    -Mục đích sử dụng: dùng phương pháp điều tra bằng phiếu để biết hứng thú học tập cuả học sinh.
    -Chọn mẫu: chọn 03 lớp 10 một cách ngẫu nhiên (do vào đầu năm học, học sinh lớp 10 đã được phân bố đều theo trình độ vào các lớp) tổng số 120 phiếu.
    3. Phương pháp quan sát:
    Dự 06 tiết dạy tiếng Anh của giáo viên (rải đều ở 03 lớp).
    Dự 03 buổi tự học, học thêm của học sinh.
    4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
    Xem hồ sơ, sổ sách của giáo viên.
    Xem tập học, bài làm của học sinh.
    Xem các số liệu sơ kết, tổng kết của các đợt kiểm tra chất lượng, thi học kỳ.
    5. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn:
    Mục đích: tìm hiểu động cơ, tinh thần, thái độ dạy và học, biện pháp gây hứng thú học tập.
    Chọn mẫu phỏng vấn:
    ã 03 giáo viên tiếng Anh dạy khối lớp 10.
    ã Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh.
    ã Phó Hiệu trưởng chuyên môn
    Đề tài nghiên cứu khoa học Lý Thị Thanh Trúc
    5
    ã Hiệu trưởng
    ã 10 học sinh lớp 10 (chọn ngẫu nhiên)
    VI. GIẢ THHUYẾT KHOA HỌC:
    Còn một bộ phận học sinh khối lớp 10 thiếu hứng thú học tập môn tiếng Anh và làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn. Nếu như có biện pháp tốt hơn gây hứng thú học tập cho học sinh thì chất lượng học tập sẽ tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...