Luận Văn Tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766 ) nuôi lồng tại Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á, có
    đường bờ biển dài trên 3260 km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2.
    Biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá trong đó có khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế
    cao, sản lượng khai thác cho phép hàng năm khoảng 1,4-1,5 triệu tấn. Do đặc điểm của
    vùng nhiệt đới nên cá của Việt Nam thường có kích thước nhỏ và chu kì sinh sản ngắn.
    Sản lượng khai thác cá biển hàng năm hiện nay khoảng 1,2-1,3 triệu tấn. Vùng biển
    gần bờ là nơi tập trung nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế. Song do áp lực khai thác
    lớn nên nguồn lợi cá biến ở khu vực này đang có dấu hiệu suy giảm.
    Hiện nay, ngành thủy sản đang mở rộng phạm vi khai thác ra vùng xa bờ với
    các đối tượng khai thác có kích thước lớn và giá trị cao hơn. Đồng thời, nghề nuôi cá
    biển đang được phát triển đã hình thành mô hình nuôi công nghiệp phục vụ xuất khẩu
    đối với một số loài cá như cá song( cá mú), cá chẽm( cá vượt),cá hồng, cá bớp (cá
    giò), Trong đó, cá bớp là một trong bốn đối tượng mà bộ thủy sản cho là có thể phát
    triển trong thời gian tới. Đây là một đối thượng mới nên rất cần có những nghiên cứu
    có ý nghĩa về sản xuất giống, nuôi thương phẩm và kế hoạch phòng trừ dịch bệnh
    nhằm phát huy các tiềm năng của loài cá này.
    Tuy nhiên,sự phát triển của ngành nuôi cá biển nước là nói chung còn gặp khó
    khăn về giống, thức ăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Mặc khác, các nghiên cứu về
    bệnh ở cá biển và các biện pháp phòng trừ bệnh còn bỏ ngỏ, đặc biệt,đối với cá bớp các
    vấn đề nêu trên lại càng hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu bệnh và các biện pháp phòng
    trị bệnh trên cá bớp là rất cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả cho nghề nuôi cá bớp.
    Được sự đồng ý của khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, bộ môn Bệnh Học Thủy Sản tôi đã
    thực hiện đề tài :“Tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus,
    1766 ) nuôi lồng tại Khánh Hòa”.
    Mục đích của đề tài : Xác định tác nhân gây bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi lồng tại Khánh
    Hòa
    Nội dung thực hiện :
    - Mô tả dấu hiệu bệnh lý của bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi lồng
    - Bước đầu phân tích tác nhân gây bệnh
    Ý nghĩa khoa học : nhằm cung cấp thêm thông tin nghiên cứu về bệnh vi khuẩn trên
    cá bớp nói riêng và trên cá biển nói chung.
    Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào quá trình chăm sóc, quản
    lý sức khỏe của cá bớp, đặc biệt ở giai đoạn cá giống và hạn chế những thiệt hại do
    bệnh mù mắt gây ra đối với nghề nuôi cá bớp.
    Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức còn hạn chế và bước đầu làm quen
    với phương pháp nghiên cứu khoa học nên luận văn khó tránh khỏi những sai xót.
    Kính mong các thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện
    hơn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...