Luận Văn Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán & thu thập bằng chứng trong kiểm toán BCTC tại công ty CP kiểm toán &

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán & thu thập bằng chứng trong kiểm toán BCTC tại Cty CP kiểm toán & tư vấn


    ời nói đầu
    Kể từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động kiểm toán đã trở nên tất yếu và phát triển nhanh chóng. Với kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán Việt Nam đang từng bước nâng cao chất lượng hoạt động và phấn đấu ngang tầm kiểm toán khu vực và quốc tế.
    Công ty kiểm toán độc lập cung cấp loại hình dịch vụ chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính để đưa ra kết luận về tính trung thực của thông tin trong các bảng khai cùng tính pháp lý của biểu mẫu chứa đựng các thông tin đó. Ngoài ra, các chủ thể kiểm toán còn có thể đưa ra những phán quyết hoặc lời khuyên cho nhà quản lý bằng thư quản lý. Để làm được điều này, các kiểm toán viên phải thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán, hình thành nên kết luận kiểm toán. Mặt khác, khi thu thập bằng chứng kiểm toán phải tính đến chi phí kiểm toán, phải vận dụng linh hoạt các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do đó và qua tìm hiểu thực tiễn hoạt động của Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C CO), em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn”.
    Mục tiêu nghiên cứu là các vấn đề lý luận liên quan đến thu thập bằng chứng kiểm toán. Đồng thời tìm hiểu thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán tại A&C CO, từ đó đưa ra một số nhận xét và ý kiến nhằm hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán.




    Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
    Chương I. Cơ sở lý luận của thu thập bằng chứng kiểm toán
    Chương II. Thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán
    Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn
    Chương III. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện việc thu thập
    bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại
    Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn
    Bài viết đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với quan sát thực tiễn, phỏng vấn, phân tích, hệ thống hoá và sử dụng các bảng biểu để minh hoạ.
    Do giới hạn về mặt thời gian và kinh nghiệm nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót về nhiều mặt. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết đầy đủ và sâu sắc hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!














    Chương I. cơ sở lý luận của thu thập bằng chứng kiểm toán
    1.1. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VỚI PHƯƠNG PHÁP THU THẬP
    1.1.1. Khái niệm bằng chứng kiểm toán
    Theo Từ điển Tiếng Việt, bằng chứng là những sự vật dùng làm bằng để chứng tỏ sự việc đó là có thật(tr45) . Như vậy, bằng chứng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp lý. Muốn quy kết tội danh cho một tổ chức hoặc cá nhân nào đó thì phải đưa ra được các bằng chứng xác đáng với tội danh đó. Trong nhiều trường hợp khác nhau, bằng chứng đưa ra phải thoả mãn rất nhiều tiêu chí (trung thực, khách quan, thuyết phục, ) thì bằng chứng mới giúp ích được cho công việc của chúng ta.
    Với lĩnh vực kiểm toán, các kiểm toán viên phải dựa vào các bằng chứng kiểm toán thu thập được để đưa ra những nhận xét, đánh giá mức độ trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế 500.02, kiểm toán viên cần phải thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để có căn cứ hợp lý khi đưa ra kết luận kiểm toán. Do đó, bằng chứng kiểm toán là những minh chứng cụ thể cho kết luận kiểm toán: Bằng chứng là sản phẩm của hoạt động kiểm toán, là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán đồng thời bằng chứng còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm.
    Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500, bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu thông tin mà các kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Theo khái niệm này, bằng chứng kiểm toán bao gồm cả thông tin nhân chứng và vật chứng mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở cho nhận xét của mình về Báo cáo tài chính được kiểm toán. Tính đa dạng của bằng chứng kiểm toán ( trước hết là dạng nhân chứng và vật chứng) sẽ ảnh hưởng khác nhau đến việc hình thành ý kiến kết luận kiểm toán, do đó kiểm toán viên cần có nhận thức cụ thể về các loại bằng chứng để có thể đánh giá bằng chứng một cách hữu hiệu khi thực hành kiểm toán. Mặt khác, bằng chứng kiểm toán có vai trò quan trọng trong hình thành ý kiến kết luận kiểm toán, vậy nên sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. Nếu kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra nhận định xác đáng về đối tượng kiểm toán. Nói cách khác, kết luận kiểm toán khó có thể đúng với thực trạng đối tượng được kiểm toán nếu bằng chứng thu được quá ít, không phù hợp hoặc có độ tin cậy không cao. Những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận, nghiệp vụ, ) được đánh giá là khả năng rủi ro cao thì bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại. Trong kiểm toán phải xét tới các rủi ro sau:
    ă Rủi ro tiềm tàng-IR: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
    ă Rủi ro kiểm soát-CR: Là rủi ro sảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
    ă Rủi ro phát hiện-DR: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.
    ă Rủi ro kiểm toán-AR: Là rủi ro mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
    Để đánh giá rủi ro tiềm tàng , kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng kiểm toán về: Ngành nghề kinh doanh của khách thể kiểm toán; Năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán; Chính sách kinh tế, tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán, từ đó kiểm toán viên hiểu được bản chất kinh doanh của đơn vị và tính chất phức tạp của các nghiệp vụ để đưa ra dự đoán của mình về rủi ro tiềm tàng.
    Với rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên thực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát thông qua việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện, sửa chữa các sai sót trọng yếu. Do đó, trong giai đoạn này phải thu thập các bằng chứng kiểm toán về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát, tất cả được chi tiết như sau:
    ă Bằng chứng về môi trường kiểm soát
    Bằng chứng loại này bao gồm: các tài liệu về chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng; Tư duy quản lý, phong cách điều hành của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc; Hệ thống kiểm soát của ban quản lý, các chính sách và thủ tục liên quan đến nhân sự và phân định trách nhiệm; Các chính sách chỉ đạo của Nhà nước, của cấp trên, của cơ quan chuyên môn ảnh hưởng đến đơn vị .V.v


     
Đang tải...