Tiểu Luận Tìm hiểu bản chất, tổ chức hoạt động và kết quả hoạt động của sàn giao dịch điện tử vietoffer.com

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. Cơ sở lý luận. 3
    1.1. Tổng quan về thương mại điện tử B2B 3
    1.1.1. Giới thiệu chung về thương mại điện tử B2B 3
    1.2. Các loại hình giao dịch cơ bản. 4
    1.2.1. Loại hình giao dịch bên mua làm chủ đạo. 4
    1.2.2. Loại hình giao dịch bên bán làm chủ đạo. 5
    1.2.3. Thị trường điện tử sàn giao dịch (nhiều đến nhiều). 6
    1.2.4. Thương mại cộng tác. 7
    II. Bản chất mô hình kinh doanh B2B của Vietoffer.com 8
    2.1. Giới thiệu về Vietoffer.com 8
    2.2. Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn chiến lược của vietoffer.com 9
    2.2.1. Ngành nghề kinh doanh. 9
    2.2.2 Tầm nhìn chiến lược của Vietoffer.com 10
    2.3. Hàng hóa, dịch vụ mà Vietoffer.com cung cấp. 10
    2.3.1. Hàng hóa. 10
    2.3.2 Dịch vụ. 11
    2.4. Các đối tác và qui trình giao dịch. 11
    2.4.1. Đối tác. 11
    2.4.2. Quy trình giao dịch. 11
    2.4.2.1. Đăng ký và đăng nhập thành viên. 11
    2.4.2.2. Chào hàng. 13
    2.4.2.3. E-catalogs. 15
    2.4.2.4. Công cụ tìm kiếm 17
    2.4.2.5 Văn phòng ảo. 18
    III. Tổ chức hoạt động của vietoffer.com 19
    3.1. Tổ chức hoạt động của vietoffer.com 19
    3.2. Mô tả chi tiết mô hình hoạt động:. 19
    3.3. Dịch vụ và công cụ vietoffer.com cung cấp:. 20
    3.4. Thuận lợi:. 23
    3.5. Khó khăn:. 23
    IV. Kết quả hoạt động của website vietoffer.com 23
    4.1. Phân tích thành tựu đạt được. 23
    4.2. Phân tích kinh nghiệm triển khai mô hình kinh doanh B2B của vietoffer.com 24
    4.2.1. Thành công. 24
    4.2.2. Hạn chế:. 25





    I. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về thương mại điện t B2B 1.1.1. Giới thiệu chung về thương mại điện tử B2B Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc dịch vụ) được tiến hành giữa hai doanh nghiệp bất kỳ thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ 3 (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò làm cầu nối giữa người mua và người bán đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra một cách thuận lợi hơn. v Mục đích các hoạt động Thương mại điện tử:

    Phục vụ sản xuất
    Lưu thông hành hóa, đưa hàng hóa từ sản xuất tới tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối (đầu ra)
    v Các loại hình dịch vụ trong thương mại điện tử :

    Các dịch vụ du lịch và giải trí: Website giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa. Chỉ với một cú click chuột, khách hàng có thể lựa chọn chuyến du lịch phù hợp cho cả gia đình.
    Bất động sản
    Dịch vụ tài chính
    Giao dịch chứng khoán trực tuyến
    Dịch vụ tài chính trực tuyến
    Các dịch vụ trực tuyến khác
    v Các dạng thức thị trường B2B

    Theo chiều dọc (chiều sâu): Các thị trường liên quan một ngành công nghiệp hoặc một phần của ngành công nghiệp.
    Theo chiều ngang (chiều rộng) : Các thị trường tập trung vào các dịch vụ,nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm được sử dụng trong các ngành công nghiệp.Các bên tham gia giao dịch B2B
    Người mua
    Người bán
    Trung gian trực tuyến: Bên thứ ba hoạt động trực tuyến đóng vai trò môi giới/trung gian cho một giao dịch trực tuyến giữa người mua và người bán
    1.2. Các loại hình giao dịch cơ bản 1.2.1. Loại hình giao dịch bên mua làm chủ đạo Thị trường điện tử bên mua được hình thành khi các doanh nghiệp mở riêng cho mình một thị trường điện tử riêng. Khi đó, doanh nghiệp mời người bán hàng duyệt theo xem và đáp ứng các yêu cầu của họ. Hoạt động mua hàng của doanh nghiệp được gọi là hoạt động mua sắm. Đối với thị trường bên mua chủ đạo, người mua có quyền thương lượng cao hơn do người mua có nhiều sự lựa chọn cho mình khi quyết định lựa chọn nhà cung ứng cho mình. Ngược lại, các nhà cung ứng cạnh tranh với nhau để được quyền cung ứng sản phẩm của mình cho doanh nghiệp. Với đặc trựng thị trường bên mua, doanh nghiệp có khả năng thỏa thuận tốt hơn, qua đó cắt giảm được chi phí mua hàng và mua hàng với giá rẻ. Đây là một lợi thế cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp tự tạo cho mình một thị trường điện tử riêng. v Các phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong Thị trường bên Mua:

    Tiến hành đấu thầu trong một hệ thống, nơi mà các nhà cung ứng cạnh tranh với nhau.
    Mua trực tiếp từ nhà sản xuất, nhà phân phối bán buôn hay bán lẻ từ catalog điện tử của họ, hoặc có thể thông qua các thỏa thuận.
    Mua từ catalog của nhà trung gian (trung gian đã tích hợp từ những catalog của nhiều người bán)
    Mua từ catalog nội bộ của người mua trong đó tích hợp các catalog của người bán được công ty xem xét đồng ý, bao gồm giá cả đã thỏa thuận.
    Mua ở các site tư nhân nơi mà công ty tham gia với tư cách như mộttrong các công ty khác.
    Kết hợp vào hệ thống mua theo nhóm. Hệ thống này tích hợp nhu cầu từ nhiều người tham gia sau đó tiến hành mặc cả giá hoặc tổ chức đấu thầu.
    Mua trên một sàn giao dịch (exchange), hoặc phố mua bán (Industrialmall) của ngành.
    Hợp tác với các nhà cung ứng để chia sẻ thông tin bán hàng và tồn kho, nhằm giảm chi phí tồn kho và tiến hành phân phối Just-in-Time.
    1.2.2. Loại hình giao dịch bên bán làm chủ đạo Thị trường điện tử bên bán: Một thị trường điện tử (e- marketplace) dựa trên Web, trong đó một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bán buôn, bán lẻhoặc sản xuất), thường thông qua mạng ngoại bộ (Extranet). Khách hàng có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân người tiêu dùng. Các phương thức bán chính được áp dụng tại thị trường bên bán v Bán trực tiếp từ catalog Các doanh nghiệp sử dụng Internet bán hàng trực tiếp từ catalog trực tuyến. Một doanh nghiệp có thể đưa ra một catalog cho một khách hàng, một nhóm khách hàng hoặc cả hai; và thông thường các doanh nghiệp sử dụng cả hai phương thức trên. Mô hình này không phù hợp với khách hàng là các doanh nghiệp lớn hoặc mua thường xuyên bởi trong trường hợp này các thông tin đặt hàng được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trong máy chủ của người cung ứng và khó có thể tích hợp với thông tin hợp tác của người mua.
     
Đang tải...