Thạc Sĩ Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô cp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    3. Giới hạn của đề tài 2
    4. Ý nghĩa khoa học 3
    5. Ý nghĩa thực tiễn 3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Giới thiệu về cây ngô 4
    1.2. Vai trò sinh lý của Kali đối với cây trồng 6
    1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kali đối với cây ngô 8
    1.4. Đặc điểm sinh lý khi cây bị hạn 13
    1.5. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước 15
    1.6. Các loại sâu bệnh chính hại cây ngô 20
    1.7. Biến động của khí hậu ở vụ 2 của Tây Nguyên 22
    1.8. Điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Krông Pắc 23
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 25
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
    2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 25
    2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 25
    2.1.4. Đất đai 26
    2.1.5. Tình hình thời tiết khí hậu 26
    2.1.6. Thời gian thí nghiệm 26
    2.2. Nội dung nghiên cứu 26
    2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng của đất trước và sau
    thí nghiệm 26iv
    2.2.2. Theo dõi thời tiết của khu vực thí nghiệm 27
    2.2.3. Theo dõi độ ẩm của đất theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô 27
    2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng kali khác nhau đến khả
    năng chịu hạn cho cây ngô và hiệu quả kinh tế. 27
    2.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác
    nhau đến khả năng chịu hạn cho cây ngô và hiệu quả kinh tế. 27
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.3.1. Bố trí thí nghiệm 27
    2.3.2. Thời tiết giai đoạn thí nghiệm 30
    2.3.3. Phương pháp lấy mẫu 31
    2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về đất 32
    2.3.5. Đo, đếm các chỉ tiêu sinh trưởng 33
    2.3.6. Đánh giá khả năng chịu hạn của cây qua sức hút nước của lá và rễ 33
    2.3.7. Đánh giá chỉ số diện tích lá và hàm lượng diệp lục qua các công thức 34
    2.3.8. Theo dõi độ ẩm đất 35
    2.3.9. Theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh 35
    2.3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất 36
    2.3.11. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 37
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
    3.1. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng của cây ngô 38
    3.1.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón kali khác nhau đến thời gian
    sinh trưởng của giống ngô CP 888 38
    3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến thời
    gian sinh trưởng của giống ngô CP 888 39
    3.1.3. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến tốc độ tăng
    trưởng chiều cao cây của giống ngô CP 888 40
    3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến tốc
    độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô CP 888 41v
    3.1.5. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến chiều cao cây
    và đường kính thân của giống ngô CP 888 42
    3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến chiều
    cao cây và đường kính thân của giống ngô CP 888 44
    3.1.7. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến chỉ số diện
    tích lá và hàm lượng diệp lục 45
    3.1.8. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến chỉ
    số diện tích lá và hàm lượng diệp lục 48
    3.2. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến khả năng chịu hạn của cây ngô 50
    3.2.1. Độ ẩm đất 50
    3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến sức hút nước
    của lá và của rễ 52
    3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến sức
    hút nước của lá và của rễ 55
    3.3. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến khả năng chống chịu sâu bệnh ở
    ngô 57
    3.3.1. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến khả năng
    chống chịu sâu bệnh của giống ngô CP 888 tại xã Ea phê – Krông Pắc –
    Đăk Lăk 57
    3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến khả
    năng chống chịu sâu bệnh của giống ngô CP 888 tại xã Ea phê – Krông Pắc
    – Đăk Lăk 57
    3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và
    năng suất thực thu ở ngô 58
    3.4.1. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến các yếu tố cấu
    thành năng suất và năng suất thực thu ở ngô CP 888 59
    3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến các
    yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu ở ngô CP 888 59vi
    3.5. Hàm lượng dinh dưỡng đất sau thí nghiệm 61
    3.5.1. Hàm lượng dinh dưỡng đất sau thí nghiệm ở các công thức bón phân
    kali khác nhau 61
    3.5.2. Hàm lượng dinh dưỡng đất sau thí nghiệm ở liều lượng và thời điểm
    bón các công thức phân kali khác nhau 62
    3.6. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hiệu quả kinh tế của cây ngô 65
    3.6.1. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến hiệu quả kinh
    tế của giống ngô CP 888 65
    3.6.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến hiệu
    quả kinh tế của giống ngô CP 888 66
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
    4.1. Kết luận 68
    4.2. Đề nghị 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
    PHỤ LỤC vii
    DANH SÁCH BẢNG
    Bảng Tên bảng Trang
    1.1. Lượng chất dinh dưỡng cây ngô lấy đi khi tạo ra 10 tấn hạt 11
    1.2. Sản xuất ngô, lúa mì, lúa nước thế giới, 1961-2008 16
    1.3. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1961 - 2008 18
    1.4. Tình hình sản xuất ngô ở huyện Krông Pắc giai đoạn 2007-2009 19
    1.5. Diện tích các loại cây trồng 20
    1.6. Số liệu thời tiết của các tháng trong vụ 2 qua các năm ở Đăk Lăk 22
    2.1. Hàm lượng dinh dưỡng đất trước khi thí nghiệm 26
    2.2. Số liệu thời tiết giai đoạn thí nghiệm 30
    3.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón kali khác nhau đến thời
    gian sinh trưởng của giống ngô CP 888 38
    3.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    thời gian sinh trưởng của giống ngô CP 888 39
    3.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón kali khác nhau đến tốc
    độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô CP 888 40
    3.4. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô CP 888 41
    3.5. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến chiều cao
    cây và đường kính thân 42
    3.6. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    chiều cao cây và đường kính thân 44
    3.7. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến chỉ số diện
    tích lá (LAI) và diệp lục của giống ngô CP 888 46
    3.8. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    chỉ số diện tích lá (LAI) và diệp lục của giống ngô CP 888 48
    3.9. Độ ẩm đất khu vực thí nghiệm qua các giai đoạn chính của quá
    trình sinh trưởng sinh thực của cây ngô CP 888 51viii
    3.10. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến sức hút
    nước của lá và của rễ 53
    3.11. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    sức hút nước của lá và của rễ 55
    3.12. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến khả năng
    chống chịu sâu bệnh của giống ngô CP 888 57
    3.13. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    khả năng chống chịu sâu bệnh của giống ngô CP 888 58
    3.14. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến các yếu tố
    cấu thành năng suất và năng suất 60
    3.15. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 60
    3.16. Ảnh hưởng của các công thức bón kali khác nhau đến hàm lượng
    dinh dưỡng đất sau thí nghiệm 61
    3.17. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    hàm lượng dinh dưỡng đất sau thí nghiệm 63
    3.18. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón kali khác nhau cho ngô
    lai CP 888 tại xã Ea phê – Krông Pắc 65
    3.19. Hiệu quả kinh tế của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau
    cho ngô lai CP 888 tại xã Ea phê – Krông Pắc 66ix
    DANH SÁCH HÌNH
    Hình Tên hình Trang
    3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các công thức bón kali
    khác nhau 40
    3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua liều lượng và thời điểm
    bón kali khác nhau 42
    3.3. Biểu đồ đường kính thân dưới ảnh hưởng của các công thức bón
    kali khác nhau 43
    3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây dưới ảnh hưởng của các
    công thức bón kali khác nhau 43
    3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây dưới ảnh hưởng của liều
    lượng và thời điểm bón kali khác nhau 44
    3.6. Biểu đồ đường kính thân dưới ảnh hưởng của liều lượng và thời
    điểm bón kali khác nhau 45
    3.7. Động thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá của giống ngô CP 888
    qua các công thức bón kali khác nhau 47
    3.8. Động thái tăng trưởng diệp lục tổng số của giống ngô CP 888
    qua các công thức bón kali khác nhau. 47
    3.9. Động thái tăng trưởng chỉ số diện tích lá của giống ngô CP 888
    qua liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau 49
    3.10. Động thái tăng trưởng diệp lục tổng số của giống ngô CP 888
    qua liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau 50
    3.11. Động thái sức hút nước ở lá của giống ngô CP 888 qua các công
    thức bón kali khác nhau 54
    3.12. Biểu đồ sức hút nước ở rễ của giống ngô CP 888 qua các công
    thức bón kali khác nhau 54
    3.13. Động thái sức hút nước ở lá của giống ngô CP 888 qua liều
    lượng và thời điểm bón kali khác nhau 56x
    3.14 Biểu đồ sức hút nước ở rễ của giống ngô CP 888 qua liều lượng
    và thời điểm bón kali khác nhau 56
    3.15. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali khác nhau đến
    sự hấp thu kali dễ tiêu và lân dễ tiêu trong đất 63
    3.16. Minh hoạ về ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón kali
    khác nhau đến sự phát triển của bộ rễ ngô 64xi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
    - RCBD: Randomized complete block design
    - CT0: Hàm lượng dinh dưỡng đất trước khi thí nghiệm
    - CT1, CT2, CT3, : Công thức 1, công thức 2, công thức 3,
    - LN1, LN2, LN3: Lần nhắc 1, lần nhắc 2, lần nhắc 3
    - CIMMYT: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế
    - CSB: Chỉ số bệnh
    - TLB: Tỷ lệ bệnh
    - LAI: Chỉ số diện tích lá
    - LSD5%: Sự sai khác ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05
    - CV%: Sai số của thí nghiệm
    - RAVC: Là lợi nhuận (RAVC – Return Above Variable Cost)
    - GR: Tổng thu nhập thuần (GR – Gross Return)
    - TC: Tổng chi phí khả biến (TC – Total Variable Cost)
    - NSG: Ngày sau gieo
    - ĐK: Đường kính
    - NSLT: Năng suất lý thuyết
    - NSTT: Năng suất thực thu
    - ABA: Acid abcicic
    - Cs: Cộng sự 1
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề.
    Ngô được con người coi là một trong ba cây lương thực quan trọng trên
    thế giới. Ngô được sử dụng với 3 mục đích chính là lương thực cho người, thức
    ăn cho gia súc và nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp. Ngày nay, đứng
    trước tình hình ngày càng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong khi nhu
    cầu sử dụng năng lượng càng tăng thì việc sản xuất ngô dùng để chế biến năng
    lượng sinh học đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
    Cây ngô không chỉ biết đến bởi giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao
    mà còn là một cây trồng quan trọng, có khả năng khai thác tốt trên các loại đất
    khó khăn, trên các vùng đồi núi, vùng khô hạn. Ngành sản xuất ngô thế giới tăng
    liên tục từ đầu thế kỷ XX đến nay. Theo số liệu của tổ chức Nông – Lương quốc
    tế (FAO), năm 2008 diện tích ngô trên toàn thế giới là 161,0 triệu ha, năng suất
    51,1 tạ/ha và sản lượng đạt kỷ lục 822,7 triệu tấn [12].
    Ở Việt Nam, ngô là loại cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa.
    Ngô là thức ăn chính đối với các loại gia cầm, vật nuôi và là nguồn thu nhập
    quan trọng của nhiều nông dân. Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất
    và sản lượng của cây ngô trên cả nước nói chung và các tỉnh Tây nguyên nói
    riêng đã không ngừng gia tăng bởi vì cây ngô có lợi thế là cây ngắn ngày, kỹ
    thuật trồng chăm sóc đơn giản, đầu tư ít, thị trường tiêu thụ mạnh và cho hiệu
    quả kinh tế khá cao. Trong các loại ngô, ngô lai được trồng phổ biến nhất, với
    hơn một triệu ha chiếm 70% diện tích trồng ngô của cả nước, nhưng sản lượng
    bình quân chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, không đủ cung ứng cho nhu cầu
    trong nước nên Việt Nam vẫn còn nhập thêm ngô từ nước ngoài. Tỷ trọng chăn
    nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi ngày càng
    cao. Do đó, rất cần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của
    cây ngô lai [41].
    Vùng Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng có hai mùa mưa, khô
    rõ rệt. Tổng lượng mưa khá cao, từ 1500-1800 mm/năm tùy tiểu vùng. Tuy vậy, 2
    mưa phân bố không đều trong năm, chủ yếu phân bố trong các tháng mùa hè, các
    tháng còn lại lượng mưa không đáng kể, do vậy thời vụ các loại cây ngắn ngày
    nhờ nước trời được bố trí 2 vụ: vụ hè thu và vụ thu đông trong khoảng từ tháng 5
    đến tháng 10.
    Những năm gần đây, thời tiết biến đổi theo chiều hướng thất thường và
    bất thuận cho việc gieo trồng cây ngắn ngày, mưa đến trễ và không đều vào đầu
    mùa mưa làm thời vụ gieo trồng chậm lại, hạn hán trong lúc gieo trồng vụ 2 hoặc
    mưa chấm dứt sớm vào tháng 10 đã gây không ít khó khăn cho việc bố trí cơ cấu
    cây trồng vụ 2. Có thể nói thiếu nước đối với cây trồng do ảnh hưởng của thời
    tiết là yếu tố giới hạn năng suất các loại cây trồng ở Tây nguyên trong đó có cây
    ngô.
    Theo một số nghiên cứu cho thấy, đất Tây Nguyên có hàm lượng kali
    thấp[3],[21], đặc biệt ở vụ 2 trong tháng 7, 8, 9 lượng mưa nhiều nên hiện tượng
    rữa trôi kali càng mạnh. Phần lớn diện tích ngô vụ 2 Tây Nguyên trồng nhờ vào
    nước trời. Lượng mưa bất thường và hạn hán ở cuối vụ sẽ làm cho ngô giảm
    năng suất và kém chất lượng. Tăng khả năng chịu hạn cho cây ngô để giữ vững
    năng suất có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành nông nghiệp nước ta, khi
    môi trường trái đất vẫn tiếp tục thay đổi trước hiện tượng ấm lên toàn cầu. Trong
    điều kiện hạn hán thường xuyên xảy ra như vậy, tình trạng dinh dưỡng kali thích
    hợp sẽ giúp cây tăng cường khả năng chống hạn, sử dụng nước có hiệu quả và
    giữ vững năng suất. Xuất phát từ ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
    tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân kali đến khả
    năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã Ea phê - Huyện Krông pắc – Đăk
    Lăk”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Tìm ra các liều lượng và thời điểm bón phân kali cho cây ngô, nhằm tăng
    khả năng chịu hạn và tăng hiệu quả kinh tế. Từ đó kéo dài thời gian sản xuất vụ
    2 trong mùa mưa.
    3. Giới hạn của đề tài 3
    Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên một loại đất
    với giống ngô lai là CP-888.
    Đề tài được thực hiện trên vụ 2 (vụ thu đông) năm 2009 tại xã Ea phê -
    Huyện Krông Pắc – Đăk Lăk.
    4. Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những dữ liệu khoa học về ảnh hưởng của
    liều lượng và các thời điểm bón phân kali nhằm tăng khả năng chịu hạn và nâng
    cao năng suất của cây ngô nói riêng và một số cây trồng khác nói chung.
    - Khẳng định vai trò của kali đối với cây ngô trong việc nâng cao khả
    năng chịu hạn.
    - Mở ra một hướng kéo dài thời vụ trồng ngô hoặc mở rộng diện tích ngô
    vụ hai.
    5. Ý nghĩa thực tiễn
    - Giải quyết được vấn đề năng suất cho cây ngô vụ 2, mang lại hiệu quả
    kinh tế cho người dân tại địa phương.
    - Nâng cao năng suất của cây ngô, cho phép mở rộng cây ngô vụ 2.
    - Khẳng định vai trò của phân kali đối với khả năng chống chịu hạn và
    nâng cao năng suất. 4
    Chương I
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Giới thiệu về cây ngô
    1.1.1. Đặc điểm thực vật học
    Cây ngô (Zea mays. L) thuộc họ hòa thảo Poaceae, có nguồn gốc từ
    Mêhicô (Trung Mỹ).
    - Cơ quan sinh dưỡng cây ngô
    Cơ quan sinh dưỡng của ngô gồm: rễ, thân, lá làm nhiệm vụ duy trì đời
    sống cây ngô. Phôi và hạt là khởi thủy của cây mầm.
    + Cây mầm
    Trong điều kiện bình thường sau khi gieo 4-5 ngày hạt ngô nảy mầm phát
    triển thành cây mầm. Thời kỳ nảy mầm ngô chưa hút dinh dưỡng chứa trong đất
    mà chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng chứa trong nội nhũ của hạt. Sau khi cây
    mầm hình thành rễ chính rồi đến rễ phụ, và thân mầm phát triển vươn lên trên
    mặt đất, lá bao tách ra, các lá đầu tiên xuất hiện. Từ 4-5 lá cây mầm chuyển sang
    thời kỳ tự dưỡng hút chất dinh dưỡng và nước trực tiếp từ đất.
    + Hệ rễ
    Ngô có bộ rễ chùm tiêu biểu của họ hòa thảo. Hệ rễ làm chức năng hút
    nước, hút chất dinh dưỡng và chống đổ ngã. Rễ chính phát triển từ rễ mầm đến
    thời kỳ 4-5 lá thì bị thui. Một cây ngô khi đã phát triển hoàn chỉnh sẽ có bộ rễ
    gồm: rễ phụ, rễ đốt, rễ chân kiềng, rễ con và lông hút (không tính rễ chính đã bị
    thui ở 4-5 lá).
    + Thân
    Thân ngô có nguồn gốc từ chồi mầm nằm trong phôi của hạt ngô. Trục
    thân chồi sẽ là thân chính, từ thân chính phát sinh ra thân phụ (nhánh). Tùy thuộc
    chủ yếu vào giống và một phần do điều kiện sống mà cây ngô có từ 0-10 nhánh.
    Hầu như các giống ngô trồng lấy hạt không có nhánh hữu ích, trừ thân chính. 5
    + Lá ngô: gồm có lá mầm, lá thân, lá ngọn và lá bẹ. Giai đoạn từ lá 1 đến
    lá 3: trung bình 2 ngày ra 1 lá, từ lá 4 đến lá 7 - 8: trung bình 4 ngày ra 1 lá, từ lá
    8 - 9 đến nhú cờ: trung bình 2 - 3 ngày ra 1 lá.
    + Hạt ngô: hạt ngô thuộc loại quả dĩnh gồm 4 bộ phận chính: vỏ hạt, lớp
    alơrôn, phôi, nội nhũ.
    Phôi: bao gồm lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm. phôi ngô
    chiếm gần 1/3 thể tích hạt; bao quanh phôi có lớp tế bào xốp giúp cho vận
    chuyển nước vào phôi và ngược lại thuận lợi.
    - Các cơ quan sinh sản của cây ngô
    Ngô có hoa khác tính cùng gốc nghĩa là cơ quan sinh sản đực (bông cờ) và
    cái (mầm bắp) khác biệt nhau nhưng cùng ở trên một cây. Ngô là cây giao phấn
    chéo nhờ gió và côn trùng. Bông cờ chín sớm hơn hoa tự cái (mầm bắp) nhiều ít
    tùy thuộc vào giống. Hình dạng bông cờ và bắp của các giống cũng không giống
    nhau.
    + Cờ (hoa tự đực)
    Cờ ngô gồm có một trục chính, trên trục chính có nhiều nhánh. Tùy cách
    sắp xếp của nhánh người ta phân ra 3 loại: gọn, trung bình, xòe. Số nhánh của cờ
    thường từ 1-20, nhiều nhất là 80. Mỗi bông cờ có từ 500-1400 hoa với khoảng từ
    10-30 triệu hạt phấn. Giống ngắn ngày có 500-700 hoa, giống trung ngày có
    700-1000 hoa, giống dài ngày > 1000 hoa.
    + Bắp (hoa tự cái)
    Bắp (hoa tự cái) phát sinh từ nách các lá ở giữa thân ngô. Bắp có cuống
    gồm nhiều đốt ngắn; mỗi cuống có một lá bi bao quanh bắp. Trục bắp đính hoa
    cái, hoa cái mọc thành từng đôi bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có hai hoa nhưng hoa
    thứ hai bị thoái hóa nên chỉ còn một hạt.
    Bắp phun râu chậm hơn tung phấn 3-5 ngày, cá biệt trên 10 ngày tùy
    thuộc vào giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh. Ngược lại có rất ít giống phun
    râu sớm hơn trỗ cờ 1-2 ngày. Nhiệt độ cao, đủ ẩm ngô phun râu nhanh và tập
    trung, nhiệt độ thấp ngô phun râu chậm và kéo dài. 6
    1.1.2. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
    Cây ngô là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cây ngô yêu cầu
    ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện được chiếu sáng mạnh ngô sẽ cho năng
    suất cao, phẩm chất hạt tốt. Nhiệt độ lý tưởng để ngô sinh trưởng và phát triển là
    25-30 0 C. Ngô là cây cần đất ẩm, nhưng khả năng chịu úng kém. Nhu cầu về
    nước của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng, trong đó giai đoạn
    phun râu, hình thành hạt (chín sữa, chín sáp) cần nhiều nước nhất. Cây ngô có
    thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên ngô thích hợp nhất là trên đất
    có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, độ
    pH: 6-7.
    1.1.3. Giá trị của cây ngô
    Ngô là loại cây lương thực chính được trồng rộng rãi trên thế giới. Về
    diện tích, nó đứng hàng thứ III sau lúa mì và lúa nhưng về sản lượng, nó đứng
    hàng thứ II sau lúa mì và chiếm khoảng ¼ tổng sản lượng mễ cốc của thế giới,
    trong đó khoảng 70% sản lượng ngô được dùng cho chăn nuôi.
    Thân ngô khô được dùng làm bột giấy. Thân lá tươi được dùng ủ tươi để
    nuôi đại gia súc.Vỏ trái là nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp để làm
    thảm lót nhà, ngành này hiện đang được phát triển ở nước ta. Râu ngô được dùng
    trong dược liệu làm thuốc lợi tiểu và cầm máu. Râu ngô còn kích thích sự điều
    tiết của túi mật, nên cũng được dùng để điều trị bệnh sưng gan và sưng túi mật.
    Hạt: là phần chủ yếu và có giá trị kinh tế nhất. Hạt ngô được sử dụng làm
    lương thực và thực phẩm cho người, thức ăn gia súc, nguyên liệu công nghiệp.
    Xu hướng hiện nay đang dùng ngô để sản xuất etanol.
    1.2. Vai trò sinh lý của kali đối với cây trồng
    Kali ở trong cây rất linh động dưới dạng ion K + . Nó là nguyên tố thiết yếu
    với mọi loại thực vật.
    Mặc dù kali chưa được phát hiện ở trong các hợp chất hữu cơ trong tế bào,
    nhưng kali có tác dụng điều chỉnh cực kỳ quan trọng mọi quá trình trao đổi chất
    và các hoạt động sinh lý của cây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...