Thạc Sĩ Tìm hiểu ảnh hưởng của các mức phân đạm, tuổi mạ đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Hương Cốm tr

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mở đầu

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cây lúa (Oryza sativa.L) là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia, trên toàn thế giới có khoảng 50% dân số sử dụng lúa làm thức ăn hàng ngày. Gần 100% dân số các nước Đông Nam Châu á và Châu Mỹ La Tinh sử dụng lúa làm lương thực chính của mình.
    ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực cho 82 triệu dân và đóng góp vào xuất khẩu. Nông nghiệp Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy từ trước đến nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm và có những chủ trương đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, xã hội cho khu vực này. Đặc biệt, từ sau nghị quyết X của Trung ương trong sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển vượt bậc. Từ một nước thiếu ăn phải nhập khẩu lương thực đến nay không những sản xuất đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn có phần dư cho xuất khẩu. Năm 1997 Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu, cơ sở sản xuất còn nghèo nàn thiếu thốn, năng suất bình quân thấp hơn so với nhiều nước khác. Một trong những nguyên nhân là do có khá nhiều vùng trồng lúa không chủ động được nước đã ảnh hưởng đến năng suất lúa bình quân. Mặt khác, tuy nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới song có những tiểu vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng khô nóng kéo dài (mùa khô khoảng 8 - 9 tháng/năm) và có chỉ số độ ẩm bình quân cả năm chỉ đạt được ở mức dưới 0,6 đây là những vùng có nguy cơ tiềm ẩn hạn hán cao.
    Đồng bằng Sông Hồng bao gồm 11 tỉnh với diện tích đất tự nhiên 1.497.500 ha (chiếm 4,5% diện tích đất tự nhiên của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 857.600 ha (chiếm 9,2% đất nông nghiệp của cả nước), là vùng đồng bằng lớn thứ hai với ngành sản xuất nông nghiệp chính là lúa nước. Đất canh tác của vùng Đồng bằng Sông Hồng có độ phì nhiêu cao, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống tưới tiêu chủ động. Hàng năm diện tích trồng lúa khoảng 1,2 triệu ha, cho sản lượng thóc từ 5,10 triệu tấn (1995) đến 6,68 triệu tấn (2002) tương đương khoảng 20% sản lượng lương thực của cả nước và được coi là vựa lúa của Miền Bắc. Năng suất lúa trung bình ở Đồng bằng Sông Hồng cũng tăng nhanh, vụ xuân tăng từ 47,1 tạ/ha (1995) đến 59 tạ/ha (2002) và lúa mùa 41,7 tạ/ha (1995) đến 51,9 tạ/ha (2002). Để đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ vào sự nỗ lực của hàng triệu người dân trồng lúa của vùng này, cùng với những đóng góp của các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh giống và quản lý dinh dưỡng, tưới tiêu và phòng trừ dịch hại tổng hợp.
    Hiện nay, việc sử dụng phân bón cho lúa đang được nông dân áp dụng ở những vùng thâm canh chủ yếu dựa vào các loại phân khoáng N, P, K và cách sử dụng phân còn nhiều bất hợp lý như: bón không cân đối, hiện tượng sử dụng đạm quá mức trong khi lượng phân hữu cơ được sử dụng ở mức rất thấp và các loại phân P và K đôi khi không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của lúa. Do vậy, cây lúa không phát huy hết tiềm năng về năng suất của giống. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của các mức phân đạm, tuổi mạ đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Hương Cốm trong điều kiện quản lý nước tiết kiệm trên đất Gia Lâm - Hà Nội”.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định đ­ược mức phân đạm và tuổi mạ thích hợp trong điều kiện quản lý nước tiết kiệm góp phần xây dựng qui trình kỹ thuật thâm canh lúa mới ở Việt Nam.
    1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    1.3.1. ý nghĩa khoa học
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của các mức phân đạm, tuổi mạ đến sinh trưởng và năng suất lúa trong điều kiện quản lý nước tiết kiệm tại Hà Nội.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo và giảng dạy về hệ thống thâm canh lúa mới ở Vịêt Nam.
    1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà khoa học đề xuất một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quy trình kỹ thuật thâm canh lúa mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa ở Việt Nam.
    chỉ số độ ẩm bình quân cả năm chỉ đạt được ở mức dưới 0,6 đây là những vùng có nguy cơ tiềm ẩn hạn hán cao.


    Mục lục

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục hình
    1. Mở đầu 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 2
    1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    2. Tổng quan tài liệu 5
    2.1. Tình hình sản xuất lúa nói chung và diện tích lúa chất lượng cao nói riêng
    Error! Bookmark not defined.
    2.3. Triển vọng về lúa chất lượng cao và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nước ta 32
    3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 36
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 36
    3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37
    3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
    3.5. Phương pháp xử lý số liệu 44
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 45
    4.1. ảnh hưởng của các mức phân đạm và tuổi mạ đến khả năng sinh trưởng 45
    4.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 45
    4.1.2. Động thái đẻ nhánh 47
    4.2. ảnh hưởng của các mức phân đạm và tuổi mạ đến các chỉ tiêu sinh lý 53
    4.2.1. Chỉ số diện tích lá 53
    4.2.2. Khả năng tích luỹ chất khô 57
    4.3. ảnh hưởng của các mức phân đạm và tuổi mạ đến khả năng chống chịu của lúa 60
    4.4. ảnh hưởng của các mức phân đạm và tuổi mạ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa 63
    4.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất 63
    4.4.2. Năng suất và hệ số kinh tế 68
    4.5. Hiệu quả sử dụng phân đạm 71
    4.6. Hiệu quả sử dụng nước trên đồng ruộng 72
    4.6.1. Diễn biến mực nước trên đồng ruộng 72
    4.6.2. Hiệu quả sử dụng nước 75
    5. Kết luận và đề nghị 77
    5.1. Kết luận 77
    5.2. Đề nghị 78
    Tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined.
    Phụ lục 84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...