Tiểu Luận Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp liên quan đến hình thức của giao dịch dân sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI NÓI ĐẦU
    Hiệu lực của một giao dịch dân sự do nhiều yếu tố quyết định, trong đó có tính hợp pháp về hình thức. Tuy nhiên trên thực tế, các chủ thể tham gia giao dịch thường không quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Hậu quả là chính họ phải chịu rủi ro từ những giao dịch thiết lập không hợp pháp về mặt hình thức. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp liên quan đến hình thức của giao dịch dân sự”.

    B. NỘI DUNG

    1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

    Khái niệm giao dịch dân sự
    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” (Điều 121, BLDS 2005).
    Hình thức của giao dịch dân sự
    Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự. Nó là chứng cứ xác nhận sự phát sinh và tồn tại của quan hệ giữa các bên, là một cơ sở để xác định trách nhiệm của mỗi bên khi hành vi vi phạm xảy ra.
    Giao dịch dân sự có thể được sử dụng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch đó. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức buộc các chủ thể phải tuân theo (yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng ký, xin phép). Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được công chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 124 BLDS năm 2005).

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ==============


    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
    2. TS. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, t.1, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.
    3. Bộ luật Dân sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
    4. PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Bộ Tư Pháp, Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, t.1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.
    5. Th.S. Bùi Thị Thanh Hằng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chế định hợp đồng dân sự vô hiệu trước thực tế sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 2005.
    6. Tưởng Duy Lượng, Bàn về hình thức của giao dịch theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Tạp chí nghề luật số tháng 05/2007.
    7. Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia đình, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
    8. Luật sư Lê Trọng Dũng, Coi chừng vi phạm hình thức hợp đồng, Thời báo kinh tế Sài Gòn Chủ Nhật, 9/5/2010.
    9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 1999.
    10. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
    11. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của TAND TC về giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
    12. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 63/2007/DSST ngày 5/7/2009 “V/v Tranh chấp hợp đồng cho vay tiền”.
    13. Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng, Bản án số 12/2009/DSST ngày 12/1/2009 “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán đất”.
    14. Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 1091/2007/DS-PT ngày 11/10/2008 “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà”.
    15. Một số trang web:
    - http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com
    - http://www.thesaigontimes.vn
    - http://www.doanhnhan360.com
    - http://nguoidaibieu.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...