Đồ Án Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân - Tp. Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân - Tp. Hồ Chí Minh”.
    CHƯƠNG 1:
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
    1.1. Sự cần thiết phải tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát
    1.1.1. Giới thiệu sơ lược về bãi rác Gò Cát
    Bãi rác Gò Cát (hay gọi là Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát) được hình thành từ
    “Dự án đầu tư nâng cấp chất lượng công trình xử lý rác Gò Cát” với quy mô 25ha, tọa lạc
    tại khu phố 9 - phường Bình Hưng Hòa - quận Bình Tân - thành phố Hồ Chí Minh.
    Dự án này đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)
    phê duyệt tại quyết định số 2807/QĐ-UB ngày 19/5/1996 và UBND đã có tờ trình số
    2355/UB-KT ngày 3/7/1997 xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 13/9/1997 Chính
    phủ đã ra quyết định số 762/TTg phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự án đã được
    Công ty Vermeer của Hà Lan thiết kế và triển khai xây dựng như sau:
    - Diện tích đất sử dụng: 25ha, được chia thành 3khu vực chính:
    + Khu vực văn phòng, nhà xưởng, cầu cân diện tích 1,5ha. Trong khu vực
    này có các công trình sau: văn phòng 150m2, xưởng bảo trì 208m2, sân rửa xe 600m2, nhà
    bảo vệ 9m2 (3m x 3m), bãi đậu xe 240m2.
    + Cơ sở hạ tầng và các góc của bãi rác, diện tích 1,5ha (7,5%), bao gồm:
    trạm xử lý nước thải 800m2 (20m x 40m), sàn phân loại rác 6.000m2 (40m x 150m), trạm
    phát điện và đầu đốt 148m2 (8m x 18,5m).
    + Khu vực hố chôn chất thải, diện tích 17,5ha (85%). Bao gồm: 5ô, mỗi ô có
    diện tích bề mặt trung bình 3,5ha, sức chứa trung bình 730.000tấn.
    - Tổng công suất: 3.650.000tấn. Khả năng xử lý rác: 4.000 ư 5.000tấn/ngày.
    - Thời gian tiếp nhận rác: từ 12/2000 đến 7/2007.
    - Tổng mức đầu tư: khoảng 242tỷ đồng, trong đó:
    + Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan: 176,9tỷ đồng (theo
    Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam - 24/5/2000).
    + Vốn đối ứng trong nước bằng ngân sách địa phương 65,1tỷ đồng.
    (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM).
    Trang:
     Vị trí địa lý của bãi rác Gò Cát: tại toạ độ 10°47'42"N và 106°36'1"E
     Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu và Đường số 10.
     Phía Nam giáp khu dân cư và Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Phương Nam.
     Phía Đông giáp kênh Đen.
     Phía Tây giáp quốc lộ 1A, bên cạnh trạm thu phí An Sương - An Lạc.
    Hình 1.1: Sơ đồ vị trí bãi rác (khu xử lý chất thải rắn) Gò Cát
    1.1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Gò Cát
    1.1.2.1 Giai đoạn hoạt động (12/2000 - 7/2007)
    Trong thời gian vận hành tiếp nhận rác từ 12/2000 đến 7/2007, bãi rác Gò Cát
    đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực xung quanh, ảnh hưởng rất lớn
    đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng dân cư.
    a. Chất lượng không khí xung quanh
    Theo kết quả quan trắc của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường -
    VITTEP (2003), chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm không khí tại 18vị trí
    quan trắc ở bãi rác Gò Cát và khu dân cư bên cạnh được ghi nhận trong bảng


    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1
    1.1. Sự cần thiết phải tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát 1
    1.1.1. Giới thiệu sơ lược về bãi rác Gò Cát 1
    1.1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Gò Cát 2
    1.1.2.1 Giai đoạn hoạt động (12/2000 - 7/2007) 2
    1.1.2.2 Giai đoạn đóng cửa (7/2007 đến nay) 7
    1.1.3. Hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân - Tp.HCM
    1.2. Mục đích của việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát 10
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 11
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 12
    1.4. Ý nghĩa của việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát 12
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học 12
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 12
    1.5. Phương pháp nghiên cứu để tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát 13
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BÃI RÁC GÒ CÁT VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
    15
    NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KHU VỰC
    2.1. Tổng quan các công trình đơn vị của bãi rác Gò Cát 15
    2.1.1. Các ô chôn lấp rác 15
    2.1.2. Hệ thống xử lý nước rỉ rác 17




    2.1.3. Trạm thu hồi gas 18
    2.1.4. Trạm phát điện 19
    2.2. Tổng quan về chất thải được chôn lấp tại bãi rác Gò Cát 19
    2.2.1. Quá trình tiếp nhận 19
    2.2.2. Thành phần 20
    2.2.3. Phân bố kích cỡ 22
    2.2.4. Một số tính chất 23
    2.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực bãi rác Gò Cát 24
    2.3.1. Điều kiện tự nhiên 24
    2.3.1.1 Về địa hình 24
    2.3.1.2 Về địa chất 24
    2.3.1.3 Về thủy văn 26
    2.3.1.4 Về khí hậu 26
    2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
    2.3.2.1 Về kinh tế 27
    2.3.2.2 Về xã hội 28
    CHƯƠNG 3: TÌM GIẢI PHÁP XỬ LÝ BÃI RÁC GÒ CÁT 30
    3.1. Phân tích hiện trạng quản lý và xử lý môi trường tại bãi rác Gò Cát 30
    3.1.1. Các biện pháp quản lý môi trường 30
    3.1.2. Quy trình công nghệ xử lý môi trường 30
    3.1.3. Nhận xét và đánh giá 33
    3.2. Tìm hiểu cách khai thác và phục hồi bãi rác đã được thế giới áp dụng 35




    3.2.1. Khái niệm về khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) 35
    3.2.2. Các dự án LFMR đã triển khai trên thế giới 35
    3.2.2.1 Tại các quốc gia đã phát triển 36
    3.2.2.2 Tại các quốc gia đang phát triển 36
    3.2.3. Các sơ đồ công nghệ LFMR đã được áp dụng 37
    3.2.4. Thuyết minh công nghệ LFMR 38
    3.2.4.1 Đào 38
    3.2.4.2 Phân loại tách thành phần 38
    3.2.4.3 Thu hồi các chất có thể tái chế 38
    3.2.4.4 Thực hiện hiếu khí hóa tại chỗ (In-situ Aerobic Landfill) 38
    3.2.4.5 Phục hồi mặt bằng 39
    3.2.5. Cơ sở để thế giới chọn công nghệ LFMR 39
    3.2.6. Nhận xét và đánh giá 41
    3.3. Lựa chọn giải pháp và phương án công nghệ xử lý bãi rác Gò Cát 41
    3.3.1. Lựa chọn giải pháp 41
    3.3.2. Lựa chọn phương án công nghệ 42
    CHƯƠNG 4: THUYẾT MINH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA GIẢI
    46
    PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BÃI RÁC GÒ CÁT
    4.1. Thuyết minh giải pháp công nghệ 46
    4.1.1. Xây dựng sơ đồ dây chuyền công nghệ 46
    4.1.2. Thuyết minh 47
    4.1.2.1 Hiếu khí tại chỗ bằng hệ thống BIOPUSTER 47




    4.1.2.2 Đào 50
    4.1.2.3 Sàng tinh (lưới sàng 30mm) 51
    4.1.2.4 Sàng thô (lưới sàng 80mm) 51
    4.1.2.4 San lấp - phục hồi mặt bằng 51
    4.2. Dự báo thị trường sau khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát 52
    4.2.1. Đánh giá thành phần chất thải trước khai thác 52
    4.2.2. Sản phẩm sau khai thác 53
    4.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hồi 54
    4.2.4. Sản phẩm và thị trường sau phục hồi 55
    4.3. Lập phương án thiết kế dự án “LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER” 56
    4.3.1 Dự trù nhu cầu về nhà xưởng 56
    4.3.2. Dự trù nhu cầu về thiết bị máy móc 58
    4.3.3 Dự trù nhu cầu về lao động 59
    4.3.4. Dự trù nhu cầu về điện, nước và nhiên liệu 60
    4.3.4.1 Nhu cầu sử dụng điện và nước 60
    4.3.4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 61
    4.4. Xây dựng kế hoạch xử lý bãi rác Gò Cát bằng giải pháp công nghệ
    61
    LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER
    4.4.1. Cơ sở lập kế hoạch 61
    4.4.2. Vạch tiến độ đầu tư, khai thác và phục hồi 62
    4.4.2.2 Các giai đoạn thực hiện 62
    4.4.2.2 Trình tự thực hiện 63




    4.4.3. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 65
    4.4.3.1 Đường giao thông 65
    4.4.3.2 Hệ thống cấp thoát nước 65
    4.4.3.3 Nguồn cung cấp điện năng 65
    4.4.4. Lập chương trình quản lý và giám sát 66
    4.4.4.1 Quản lý nước rỉ rác 66
    4.4.4.2 Quản lý khí gas 66
    4.4.4.3 Giám sát an toàn trong khai thác và phục hồi 66
    4.5. Đánh giá tác động môi trường khu dự án và đề xuất biện pháp khắc phục 67
    4.5.1. Đánh giá tác động môi trường khu dự án 67
    4.5.1.1 Môi trường không khí 67
    4.5.1.2 Nước rỉ rác 68
    4.5.1.3 Nước mưa chảy tràn 69
    4.5.1.4 Đất và hệ sinh thái 69
    4.5.1.5 Dịch bệnh 69
    4.5.1.6 Tai nạn lao động 69
    4.5.2. Đề xuất các biện pháp khắc phục 70
    4.5.2.1 Phòng ngừa ô nhiễm do vận chuyển 70
    4.5.2.2 Khống chế khí thải, bụi do các phương tiện cơ giới 70
    4.5.2.3 Kiểm soát khí thải, mùi hôi 70
    4.5.2.4 Nước rỉ rác 70
    4.5.2.5 Chất thải rắn 70




    4.5.2.6 Các biện pháp phòng ngừa 71
    4.5.2.7 Giám sát chất lượng môi trường 72
    4.5.2.8 Một số biện pháp hỗ trợ khác 72
    4.6. Phân tích chi phí và hiệu quả của giải pháp công nghệ “LFMR sử dụng
    72
    hệ thống BIOPUSTER” xử lý bãi rác Gò Cát
    4.6.1. Tổng mức đầu tư 72
    4.6.2. Chi phí vận hành 73
    4.6.2.1 Định phí 73
    4.6.2.2 Biến phí và giá thành thực hiện công việc 74
    4.6.2.3 Tổng hợp chi phí vận hành 75
    4.6.3. Nguồn thu của chủ đầu tư và kết quả kinh doanh 75
    4.6.4. Phân tích hiệu quả kinh tế và tính khả thi về kinh tế 76
    4.6.4.1 Đối với chủ đầu tư 76
    4.6.4.2 Đối với cơ quan chủ quản dự án 79
    4.6.5. Hiệu quả về mặt môi trường 79
    4.6.6. Hiệu quả về xã hội 79
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
    5.1. Kết luận 81
    5.2. Kiến nghị 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
    PHỤ LỤC 85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...