Tiểu Luận Tiểu thuyết Nổi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tiểu thuyết “Nổi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh​
    Information
    3. Kết cấu của tác phẩm.
    Theo “Từ điển văn học” (Bộ mới), Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên): Kết cấu là thuật ngữ chỉ sự sắp xếp phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật – tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài.
    Một tác phẩm có kết cấu tốt sẽ tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm văn học như là một hiện tượng thẩm mỹ.
    Tiểu thuyết Việt Nam đương đại thường đa dạng và linh hoạt về kết cấu nghệ thuật, trong đó đáng chú ý là kiểu kết cấu mở, mở đầu và kết thúc có vai trò rất vai trọng. Kết cấu theo kiểu kết thúc mở là biểu hiện của tư duy văn học hiện đại vì cuộc sống biến đổi hông ngừng. Nét mới trong kết cấu nghệ thuật là kết cấu theo dòng ý thức. Kết cấu này khác với kiểu kết cấu theo chủ đề trong tiểu thuyết truyền thống thường hoàn chỉnh với các tình tiết diễn biến logic, các nhân vật tương đối có tính cách vào bao giờ cũng có chủ đề nhất định. Tiểu thuyết “Nổi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được kết cấu theo dòng ý thức nên thú vị, hấp dẫn mặc dù không có cốt truyện rõ rệt. Vậy biểu hiện của kết cấu này như thế nào trong tác phẩm ?.
    Tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ, ký ức đứt nối, hỗn loạn nhưng lại thống nhất trong một dòng chảy: Dòng ý thức của nhân vật Kiên. Hiện thực chiến tranh qua dòng ý thức của nhân vật, hiện lên đầy vẻ tử khí: “Kiên lặng đi nhớ lại Đêm nay hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng”. Chiến tranh hiện lên với những gam màu chói, gắt: Lửa, máu, tiếng gầm rú của xe tăng, của đại liên khạc đạn. Thích hợp với những giấc mơ, hồi ức dữ dội ấy là bóng đêm, không gian màu xám, cảnh tượng nhòe mờ hư ảo, những tiếng gọi hồn. Có hai tiếng gọi trong ký ức của Kiên: tiếng gọi âm u của những âm hồn, của cái chết, của lửa đạn và tiếng gọi tha thiết của tình yêu. Hai tiếng gọi ấy đẩy Kiên vào một đời sống mộng du, trầm uất, khó lòng hòa nhập với đời sống hậu chiến.
    Bảo Ninh không phản ánh, không sao chép mà là sáng tạo ra hiện thực về cuộc chiến tranh: Đó là hiện thực tâm linh, một thế giới tâm lý đầy những dằn vặt, ẩn ức. Với lối viết sáng tạo này, những vùng mờ của vô thức, tiềm thức được khai lộ trước mắt người đọc. Trong ý thức của nhân vật, cùng lúc xuất hiện nhiều loại ký ức, có sự chen lấn của nhiều tiếng nói, xuất hiện nhiều bức tranh. Người ta gọi đó là thời gian đồng hiện. Cách dựng truyện của Bảo Ninh nhìn qua tưởng như đứt nối nhưng lại hoàn toàn phù hợp với sự luân chuyển ý thức của nhân vật chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...