Tiểu Luận Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái niệm
    1. Chương hồi và tiểu thuyết chương hồi là gì?
    - Chương: là một thể tài văn học, nhưng khái niệm chương có từ rất lâu, từ thời Kinh Thê. Đến thời nhà Hán: đơn nguyên tình tiết tự nhiên của cốt tuyện tiểu thuyết trường thiên.
    - Hồi: 回
    + là một sự chuyển đối, là vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi, hồi báo), thể hiện 1 động tác theo lần lượt và thứ tự. Tiểu thuyết Trung Quốc nói đến khái niệm hồi ở đoạn cuối (hồi sau phân giả).
    + nghĩa gốc là lần (thứ tự), do truyện kể quá dài, phải chia ra từng lần để kể. Thuyết thoại nhân là người tạo ra những hồi trong câu chuyện mình kể. Đây là 1 quy luật hoàn toàn khách quan do chủ quan của thuyết thoại nhân.
    + cuối hồi dùng sáo ngữ
    + gần với chương trong thơ: một chỉnh thể của nội dung tác phẩm. Đại đường tam tạng lục vân thi thoại là tác phẩm đầu tiên.
    + giảng sử, giảng kinh: thấy nó quá dài, phải kể rất nhiều. Nghệ thuật kể chuyện đầu tiên là ngắt đoạn thính giác: khi thuyết thoại nhân kể thì không thể không nghỉ. Từ góc độ người nghe, nếu nghe lâu sẽ rất mệt mỏi. Người nghe tranh thủ đoạn nghỉ để đi tiêu khiển. Sau này gọi là ba lãng khởi phụ.
    Nghệ thuật tự sự: tìm động lực thúc đẩy cốt truyện
    Chuyện: tính chất dân gian, truyện: tính chất quan phương.
    Sau này là nghệ thuật ngắt đoạn thị giác trong các truyện: Tây Du kí, kim bình mai từ thoại, phong thần diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc chí: thuần thục về lối kể chuyện.
    + trào lưu bình điểm tiểu thuyết chương hồi: phân tích kết cấu tiểu thuyết, phẩm bình về kỹ xảo, giám thưởng nhân vật, đi sâu vào nội dung tác phẩm bàn về chức năng tiểu thuyết.
    VD: nói vua Duy Tông và Cao Cầu ở đoạn đầu tiên trong Thủy hử truyện là nguyên nhân làm rối loạn xã hội là từ trên, dột từ trên nóc dột xuống.
    ð Từ góc độ ý nghĩa của thể văn, các nhà phê bình chưa nói về đặc điểm tiểu thuyết chương hồi và chưa phân biệt nó với các thể văn khác.
    ð Nó là một loại tì thuyết. Tì quan: những viên quan đi về những vùng nông thôn thu thập những bài dân ca. Tì thuyết: thuộc về dân gian. Quan điểm về tiểu thuyết chương hồi chưa rõ rang. Từ tự, bạt, cách gọi tên tác phẩm có thể giúp nhận biết tiểu thuyết chương hồi: diễn nghĩa, thông tục diễn nghĩa, tiểu thuyết diễn nghĩa, tì quan tiểu thuyết, tì quan dã thừa, dật sử, dã sử, truyền kì tiểu thuyết, ngoại sử
    ð Tiểu thuyết chương hồi hơn truyện kể dân gian nhưng chưa bằng tiểu thuyết hiện đại. Nên không thể đem lí thuyết của tự sự hiện đại lắp vào để khám phá tiểu thuyết chương hồi.
    Định nghĩa: 1949 Từ hải văn học phân sách: tiểu thuyết chương hồi là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên cổ đại trung quốc. Đặc điểm là dùng tiêu mục để phân hồi, câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề. Thoại bản của người đời Tống là cuốn Đại đường tam tạng thủ kinh chi thoại đã hội đủ hình thức ban đầu. Tiểu thuyết trường thiên hai đời Minh Thanh đã sử dụng phổ biến hình thức này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...