Chuyên Đề tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng(89 trang)



    Mục lụcLỜI NÓI ĐẦU

    CHƯƠNG I: Những lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường 1

    I. Tiêu thụ và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp . 1

    1.Quan điểm về tiêu thụ sản phẩm . 1

    2.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm . 2

    3.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong sự chuyển đổi từ nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước . 4

    II. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản phẩm kinh doanh trong cơ chế thị trường 6

    1.Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm 6

    2.Lập kế hoạch tiêu thụ 8

    3.Xác định giá bán 9

    4.Lựa chọn các kênh tiêu thụ và xác định phương thức bán hàng 14

    5.Giao dịch ký kết hợp đồng,xác định các phương thức thanh toán 18

    6.Các biện pháp hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm 19

    7.Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 20

    III.Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 21

    IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm . 24

    1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 24

    2.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 27

    V.Kết Luận . 29

    CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ BÁT TRÀNG . 30

    I.Quá trình hình thành,phát triển và bộ máy quản lý cuả công ty cổ phần Sứ Bát Tràng 30

    1.Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sứ Bát Tràng . 30

    2.Sơ lược quá trình hình thành công ty cổ phần Sứ Bát Tràng 34

    3.Bộ máy quản lý của công ty 34

    4.Cơ cấu sản xuất và các nguồn lực của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng 37

    II.Tình hình sản xuất của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng . 40

    III.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng . 42

    1.Thị trường hàng gốm sứ của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng 42

    2.Đánh giá tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng . 45

    3.Tình hình tiêu thụ sản phẩm chính của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng 47

    4.Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng . 48

    5.Thực trạng về các mặt hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong công ty cổ phần Sứ Bát Tràng . 48

    6.Một số tồn tại về việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ . 55

    7.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sứ Bát Tràng 56

    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG 64

    I.Triển vọng thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ . 64

    II.Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm . 69

    III.Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm . 72

    1.Nghiên cứu thị trường 73

    2.Nâng cao năng lực Marketing . 73

    3.đa dạng hoá sản phẩm 73

    4.Biện pháp giảm giá thành sản phẩm 75

    IV.Những biện pháp hỗ trợ xúc tiến bán hàng 78

    1.Tăng cường công tác thông tin quảng cáo . 78

    2.Tăng cường công tác chào hàng 79

    3.Tham dự hội trợ triển lãm . 80

    4.Tổ chức hội nghị khách hàng . 80

    Kếtluân . 81

    Tài liệu tham khảo . 83

    Mục lục 84




    CHƯƠNG I




    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG



    I.TIÊU THỤ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

    1.Quan điểm về tiêu thụ sản phẩm .

    Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá,là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng.Trong một doanh nghiệp,toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ sản xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng,liên tục.Các khâu có mối liên hệ mật thiết với nhau,nối với nhau bằng các mắt xích chặt chẽ,khâu trước là cơ sở là tiền đề để thực hiện khâu sau.

    Nếu một khâu nào đó bị tắc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.Để quá trình đó được tiến hành thường xuyên,liên tục thì doanh nghiệp phải phối hợp thông suốt các khâu trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng.Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới được nối tiếp,kết quả tiêu thụ kỳ trước tạo điều kiện ở kỳ sau và tiếp theo đối với cả chiếm lược sản xuất kinh doanh.

    Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh đã hoàn thành.Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ra,quyền sở hữu hàng hoá được thay đổi.

    Sản phẩm hàng hoá được coi là tiêu thụ khi người bán đã nhận tiền hay người mua đã trả tiền.Việc xác định sản lượng tiêu thụ trong năm phải căn cứ vào sản lượng sản xuất,hoạt động kinh tế ký kết với khách hàng,nhu cầu thị trường,khả năng đổi mới phương thức thanh toán và tình hình tiêu thụ năm trước.

    2.Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

    a) Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

    Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất nhưng nhiều khi nó là khâu quyết định.Các doanh nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ mới có thể thu hồi được vốn để tiếp tục quá trình tái sản xuất kinh doanh.Tiêu thụ sản xuất đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

    Sản phẩm được tiêu thụ tức là người tiêu dùng chấp nhận.Sức tiêu thụ sản xuất của doanh nghiệp thể hiện chất lượng,uy tín,của doanh nghiệp ,hợp lý hoá các dây truyền công nghệ ,sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và hoàn thiện các dịch vụ .Tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

    Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn liền người sản xuất với người tiêu dùng,giúp người sản xuất hiểu thêm về sản phẩm của mình và các thông tin về nhu cầu thị trường.

    Tiêu thụ sản phẩm trở thành căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý về thời gian,số lượng chất lượng,tìm cách phát huy thế mạnh và hạn chế của mình.Với người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm giúp cho họ thoả mãn về nhu cầu hàng hoá vì sản phẩm hàng hoá có đến tay người tiêu dùng hay không là phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,cạnh tranh gay gắt ,việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Tiêu thụ sản phẩm đó là sự cần thiết hết sức khách quan.

    b) Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

    Mọi nỗ lực cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều được đánh giá qua khả năng và hiệu quả trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.Công tác tiêu thụ sản phẩm có những vai trò quan trọng đó là

    +Làm công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản phẩm phát triển cân đối ,đáp ứng được nhu cầu xã hội.Ngược lại sản phẩm không tiêu thụ được sẽ làm cho sản xuất ngừng trệ,sản phẩm không có giá trị.

    +Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm,giá cả hợp lý của sản phẩm là những vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung .Vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường về cung cầu hàng hoá và giá cả,đối thủ cạnh tranh .Đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất,đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng và hạ giá bán sản phẩm.Trên ý nghĩa đó tiêu thụ sản phẩm được coi là một biện pháp để điều tiết sản xuất,định hướng cho sản xuất,là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tổ chức sản xuất,cải tiến công nghệ

    +Việc tổ chức hợp lý hoá khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm bớt mức tốt nhất các loại chi phí ,góp phần là giảm giá bán tới tay người tiêu dùng,nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

    +Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm là động lực thúc đẩy sản xuất và yếu tố tăng nhanh vòng vốn sản xuất kinh doanh.

    Với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh,hiện nay việc mua xắm các yếu tố đầu vào thuận lợi hơn ,quy trình sản xuất gần như ổn định thì sự biến động về thời gian của một chu kỳ sản xuất càng ngắn bấy nhiêu.Vòng quay vốn càng nhanh,hiệu quả sử dụng vốn càng cao.Thông qua tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp sẽ thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là lợi nhuận,một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đang theo đuổi .Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Lợi nhuận là nguồn bổ xung vốn tự có và cũng là bổ xung quĩ của doanh nghiệp bằng tiền trên cơ sở các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư,xây dựng mua xắm máy móc thiết bị ,từng bước mở rộng và phát triển qui mô của doanh nghiệp.Lợi nhuận còn để kích thích vật chất, kich thích động viên cán bộ công nhân quan tâm hơn nữa đến lợi ích chung,khai thác tận dụng mọi tiềm năng của doanh nghiệp.Lợi nhuận chính là biểu hiện mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng tiền trên cơ sở sánh giữa thu nhập và chi phí trong một đơn vị thời gian nhất định.Nó được xác định bằng công thức :

    Lợi nhuận = å Doanh thu - å chi phí


    Như vậy muốn có lợi nhuận cao thì ngoài các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất doanh nghiệp còn đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm,nâng cao mức lưu chuyển ,tăng doanh thu bán hàng.Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phí lưu thông vì sản phẩm bán ra nhiều và nhanh sẽ làm giảm thời gian dự chữ tồn kho,giảm chi phí vận chuyển,hao hụt mất mát .Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành mà đảm bảo lợi nhuận cao.

    3.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong sự chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước

    a)Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

    Nước ta duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài.Một nền kinh tế mà trong đó các vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì,sản xuất như thé nào,sản xuất cho ai đều do nhà nước quyết định bằng những chỉ tiêu pháp lệnh bất chấp sự hoạt động của các quy luật kinh tế.Đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá là nhà nước điều khiển toàn bộ nền kinh tế quốc dân,các hoạt động tác nghiệp đều phụ thuộc vào các chỉ tiêu của nhà nước.Các doanh nghiệp đều hoạt động theo kế hoạch phân phối tập trung của nhà nước trong đó nhà nước qui định việc cấp phát vật tư,giá cả,khu vực thị trường và sản lượng sản phẩm bán ra.Sự cứng nhắc trong hoạt động của nền kinh tế được thể hiện rõ thông qua chế độ cung ứng vật tư,chế độ phân phối và trao đổi hiện vật do nhà nước tổ chức quản lý theo kế hoạch.Cùng với việc cung ứng vật tư đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất thì nhà nước cũng là người bao tiêu sản phẩm của họ.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm không do bản thân các doanh nghiệp quyết định,vì vậy vai trò của nó không được thể hiện.Kết quả tiêu thụ sản phẩm tốt hay xấu không ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Vai trò của khách hàng không được đề cao,sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không? giá cả có hợp lý hay không?các hoạt động kèm theo như thế nào? .Tất cả đều không phải là những điều mà doanh nghiệp quan tâm.Cái mà họ quan tâm là làm thế nào hoàn thành các công việc nhà nước giao.


    Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này bao gồm các đặc trưng sau:

    +Cung và cầu gặp nhau,cân bằng với nhau trước khi trao đổi diễn ra trên thị trường.

    +Vai trò của khách hàng không được đề cao trong các chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Họ không phải là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.

    +Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gần như đồng nghĩa với hoạt động bán hàng.

    +Mọi hoạt động tiêu thụ đều chế độ phân phối trao đổi do nhà nước tổ chức và quản lý trên qui mô toàn xã hội.

    b)Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường.

    Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà các quan hệ kinh tế phân phối sản phẩm,phân phối các lợi ích các lợi ích đều do các qui luật của thị trường điều tiết và chi phối.Như vậy,khác hẳn với cơ chế cũ ,vai trò của nhà nước không quản lý toàn bộ các cơ chế hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ giữ vai trò điều tiết kinh tế trên góc độ vĩ mô.Các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong sự vận động không ngừng và diễn biến phức tạp trên thị trường.

    Trong nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp tự mình quyết định 3 vần đề tập trung cho việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp.Theo nghĩa rộng tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường,xác định nhu cầu khách hàng,đặt hàng và tổ chức sản xuất,thực hiện cá nhiệm vụ tiêu thụ,xúc tiến bán hàng .nhằm đạt mục đích hiệu quả nhất.Theo hiệp hội kế toán thì tiêu thụ (bán hàng)hàng hoá,lao vụ,dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá,lao vụ,dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng.

    Thực tế cho thấy không thiếu những sản phẩm của doanh nghiệp không tồi nhưng không tiêu thụ được bởi không biết cách tỏ chức tiêu thụ,không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.Vì vậy tiêu thụ sản phẩm để trang trải được các khoản chi phí,bảo đảm kinh doanh có lãi thật sự không phải là vấn đề đơn giản.Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải suy nghĩ,trăn trở và nhạy bén trước diễn biến của thị trường.Hơn nữa hoạt động tiêu thụ không chỉ xuất hiện sau khi đã hoàn thành các khâu trước của quá trình sản xuất mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của cá nhà kinh doanh.



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...