Luận Văn Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Quảng Ninh- Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam. Bắc Ninh nổi tiền là vùng đất “văn vật”, “địa linh nhân kiệt” và là một địa danh có hơn 60 làng nghề; nổi tiếng với những sản phẩm như: tranh Đông Hồ, giấy Phong Khê, đồ đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gốm Phù Lãng, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ (Đồng Quang), Hương Mạc có một số sản phẩm từ hàng nghìn năm nay được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
    Tại thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh về cơ bản là kinh tế nông nghiệp, quy mô nhỏ và còn chậm phát triển so với các tỉnh bạn trong vùng; với cơ cấu kinh tế: nông nghiệp- lâm nghiệp- thuỷ sản là 46,0%, công nghiệp- xây dựng cơ bản là 24,1% và dịch vụ là 29,9%; tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8,3%/năm; GDP bình quân 256USD/người/năm.
    Qua hai kỳ đại hội, các nghị quyết của tỉnh Đảng bộ đã dần cụ thể hoá các chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương để phát huy các tiềm năng, lợi thế, nội lực hiện có. Và sau hơn mười năm nền kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn của tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
    Bắc Ninh xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu. Và chỉ có CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành công thì mới có thể từng bước đưa nền kinh tế thuần nông thành nền kinh tế sản xuất hàng hoá hiện đại, theo hướng nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ lên so với ngành nông nghiệp, tiến dần lên nền kinh tế tri thức.
    Nội dung trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh, là phát triển công nghiệp nông thôn, là khôi phục và phát triển tiểu, thủ công nghiệp. Trên cơ sở khôi phục và phát triển TTCN truyền thống sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động trong nội bộ từng thôn- xóm, trong khu vực nông thôn và địa phương; phát triển các ngành nghề TTCN mới, thu hút lao đông dôi dư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT, tăng thu nhập cho khu vực NN, NT, xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội .
    Đến năm 2005, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 14,5%/năm, trong đó công nghiệp tăng 19,54%, dịch vụ tăng 16,58%, nông lâm nghiệp tăng 4,24%; cơ cấu kinh tế đã đạt: công nghiệp 47,2%, dịch vụ 27,1%, nông nghiệp 25,7%; GDP đầu người trên 500USD/năm [47, tr.54]. Tuy nhiên hàng loạt vấn đề thách thức đặt ra cho quá trình CNH, HĐH như: khu vực NN, NT phát triển chậm, dân cư nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường, các nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống có nguy cơ mai một, hàng hoá nông sản chất lượng kém, tiêu thụ khó khăn, giá cả thấp . Đặc biệt là sự phát triển của TTCN tính theo các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối đều chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế- xã hội hiện có; nguyên nhân của tình trạng trên là: do phát triển công nghiệp tự phát, kiểu phong trào, chưa làm tốt công tác quy hoạch; sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô hộ gia đình, với lao động thủ công là chủ yếu; sản phẩm chưa có thị trường ổn định; thu nhập của người làm nghề TTCN còn thấp; sự liên kết giữa TTCN với công nghiệp và kinh tế nông thôn còn hạn chế; mô hình sản xuất TTCN chưa có hiệu quả; công tác xử lý môi trường còn thô sơ, quy mô nhỏ nên ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, đang ở mức báo động. Các chỉ số BOD, COD, amoni, nitrat, phosphat trong nước thải, khí thải, các chất thải rắn đều vượt quá chuẩn cho phép.
    Để khắc phục những hạn chế trên phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong đánh giá, quy hoạch, xây dựng quy chế, chính sách; xây dựng dự án, giải pháp công nghệ khả thi, trong việc tổ chức sản xuất TTCN Vì thế tôi chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2.Tình hình nghiên cứu
    Phát triển TTCN và làng nghề truyền thống Việt Nam đã được các nhà khoa học kinh tế nghiên cứu trên nhiều phương diện, đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể nêu ra các đề tài sau đây:
    -Đề tài NCKH do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ NNPTNT (MARD) Việt Nam chủ trì: “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH, HĐH nông thôn Việt Nam”, tháng 9/2003;
    -Đề tài NCKH cấp bộ: “Phát triển thị trường làng nghề TTCN vùng ĐBSH”, do PGS. TS Trần Văn Chử làm Chủ nhiệm đề tài, năm 2004- 2005;
    -Đề tài KH cấp bộ: “Về các giải pháp phát triển TCN theo hướng CNH, HĐH ở vùng ĐBSH”, HVCTQG HCM, do TS. Đặng Lễ Nghi làm Chủ nhiệm đề tài, năm 1998;
    -Luận án tiến sỹ: “Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển TTCN ở nông thôn Hà Bắc” của Nguyễn Ty, năm 1991;
    -Luận án tiến sỹ: “Phát triển TTCN trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Lực, năm 1996;
    -Luận án tiến sỹ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của Mai Thế Hởn, năm 2000;
    -Luận án tiến sỹ : "Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH”, Trần Minh Yến, năm 2003;
    -Một số bài viết khác như: “Làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh” của tác giả Đỗ Thị Hảo; “Phát triển làng nghề truyền thống với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh; “Làng nghề trong quá trình phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của TS. Vũ thị Thoa
    Các công trình khoa học nghiên cứu lý luận, thực tiễn vừa qua, đã đi vào đánh giá tình hình việc bảo tồn, phát triển làng nghề; các giải pháp phát triển TTCN ở tầm vĩ mô; hoặc nghiên cứu biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất TTCN, hoặc mang tính chất tổng kết một giai đoạn phát triển và định hướng hoạt động TTCN ở một địa phương nào đó Còn ít công trình khoa học đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đề cập tới phương hướng chiến lược, các biện pháp đẩy mạnh sản xuất “tiểu, thủ công nghiệp”, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy luận văn này, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề này trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng của TTCN ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay; đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển nhanh TTCN trong quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH; nhằm mục tiêu đến năm 2015 đưa tỉnh Bắc Ninh cơ bản thành tỉnh công nghiệp.
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Một là, nghiên cứu làm rõ phạm trù TTCN, vị trí, vai trò của TTCN qua các thời kỳ lịch sử.
    Hai là, phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển TTCN ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm đổi mới vừa qua, tồn tại cần khắc phục.
    Ba là, lý giải, đề xuất những phương hướng, giải pháp, mô hình sản xuất cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển TTCN ở tỉnh Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH.
    4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế, phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn vận dụng các phương pháp khoa học như: điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích tổng hợp, lịch sử, lô gíc học . để phân tích lý giải các nội dung của luận văn.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    -Luận văn tập trung nghiên cứu sâu sự phát triển của TTCN ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997- 2005.
    -Về địa bàn: giới hạn khảo sát, nghiên cứu chủ yếu tại tỉnh Bắc Ninh.
    -Luận văn chỉ nghiên cứu sự phát triển của TTCN là chính.
    6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    -Góp phần làm rõ phạm trù TTCN, căn cứ lý luận, thực tiễn xác định vị trí, vai trò của TTCN ở tỉnh Bắc Ninh trong sự nghiệp CNH, HĐH.
    -Phân tích làm rõ yêu cầu và tiềm năng phát triển TTCN trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
    -Đề xuất những giải pháp chung, giải pháp cơ bản, mô hình tổ chức sản xuất nhằm phát huy những lợi thế của địa phương để phát triển mạnh TTCN ở tỉnh Bắc Ninh.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận văn gồm: 3 chương, 8 tiết.
     
Đang tải...