Giáo Trình Tiểu sử Trần Hưng Đạo

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tiểu sử Trần Hưng Đạo
    TRẦN HƯNG ĐẠO
    (1232 - 1300)
    Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột.Nguyên quán,xã Tiến Đức,Hưng Hà,Thái Bình.Là người văn võ song toàn. Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần khi còn rất trẻ. Tháng 9 (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền “tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên lần 1.
    Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh giặc Mông-Nguyên xâm lược giành thắng lợi lẫy lừng.Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.
    Tháng 4-1289 Ông được phong tước Hưng Đạo Đại Vương.Tháng 6 (âm lịch) năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh, ông mất ngày 20 tháng 8 năm ấy (5 tháng 9 năm 1300).Ông được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi.Lớn nhất là đền Kiếp Bạc (Chí Linh-Hải Dương).
    Trần Hưng Đạo là một thiên tài quân sự ,nhà chính trị lỗi lạc,là nhà văn,nhà thơ lớn thời trần.Cuộc đời ông là tấm gương hết lòng tận tuỵ với đất nước.Trước khi mất ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: “Nên khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc,đó là thượng sách giữ nước vậy”
    Là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.
    Là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần. Tác phẩm của Trần Hưng Đạo hiện còn được học trong chương trình phổ thông : Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài văn hịch hiểu dụ các tỳ tướng, quen gọi là Hịch tướng sĩ).
    Tháng 4 (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống (sinh từ) ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...