Tiểu Luận Tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm.

    CÓ CẢ FILE WORD, POWER POINT
    (giá cả sinh viên chỉ 50 xu)
    Đề tài
    ​ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY DỆT NHUỘM

    A. Đặt vấn đề : Trong thời đại công nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế kéo theo sự ảnh hưởng tới môi trường và hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng là một mối quan tâm lớn của xã hội. Nó bao gồm việc xử lí nước thải không đúng quy định, mưa acid từ nito oxit do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các chất thải công nghiệp Các nguồn ô nhiễm nước khác nhau có chứa những hỗn hợp độc hại từ các chất ô nhiễm hữa cơ vô cơ, thêm vào đó là các kim loại nặng có tác động xấu đến môi trường, đời sống thủy sinh và con người (theo điều tra có khoảng 25% dân số thế giới bị mắc một số bệnh có liên quan đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước). Một số chất ô nhiễm hữu cơ có nguồn gốc từ thuốc nhuộm tổng hợp (trong một số ngành công nghiệp dệt may, da, sơn, in ấn ). Căn cứ vào nhu cầu toàn thế giới ước tính có hơn 100.000 tấn thuốc nhuộm đã được thương mại hoá và hơn 70.000.000 tấn được sản xuất hàng năm. Trong quá trình nhuộm thì có đến 12-15% tổng lượng thuốc nhuộm không phản ứng gắn màu, thất thoát theo nước thải sau nhuộm. Theo quy định của EU hiện nay, thuốc nhuộm tổng hợp dựa trên benzindine, 3, 3’-dimethoxybenzidine và 3, 3’-dimethylbenzidine đã được phân loại là chất gây ung thư, vì thế nó đang là một vấn đề nhức nhối cho xã hội và đòi hỏi phải có một phương pháp hiệu quả để loại bỏ những độc tính đó. Có nhiều phương pháp xử lý khác nhau nhưng chung quy lai đều sử dụng quá trình oxi hóa nâng cao (Advanced oxidation processes : AOPs) nhằm oxy hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ của thuốc nhuộm thành CO[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB]O. B. Đặc điểm nước thải nhà máy dệt nhuộm
    Nươc thải nhà máy dệt nhuộm là sự tổng hợp của nước thải phát sinh từ tất cả các công đoạn như : hồ sợi, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng sợi, nhuộm in hoàn tất. Theo phân tích của các chuyên gia, trung bình một nhà máy dệt nhuộm sử dụng một lượng nước đáng kể, trong đó lượng nước sử dụng trong các công đoạn sản xuất chiếm 72,3%, chủ yếu là trong công đoạn nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Xét hai yếu tố là lượng nước thải và thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải, nghành dệt được đánh giá là ô nhiễm nhất trong các nghành công nghiệp. Các chất ô nhiễm chính có trong thành phần nước thải dệt nhuộm là các chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất Halogen hữu cơ, muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, nhiệt độ cao (thấp nhất là 40[SUP]0[/SUP]C) và pH của nước thải cao do lượng kiềm trong nước thải lớn. Trong số các chất ô nhiễm có trong nước thải dệt nhuộm, thuốc nhuộm là thành phần khó xử lý nhất, đặc biệt là thuốc nhuộm azo không tan ( loại thuốc nhuộm được xử dụng phổ biến nhất hiện nay, chiếm 60 – 70% thị phần). Thông thường các chất màu có trong thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải trong quá trình nhuộm mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư sau công đoạn nhuộm và có thể lên tới 50% lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu. Đây chính là nguyên nhân làm cho nước thải dệt nhuộm có độ màu cao và nồng độ chất ô nhiễm lớn. Nước thải dệt nhuộm luôn dao động rất lớn về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, thay đổi theo mùa, theo loại hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các đặc trưng ô nhiễm của nước thải công nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam gồm: pH = 9,0 - 11,0; BOD = 90 - 220 mg/L; ,.,.,.,.,.,.,.,.,.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...