Tài liệu Tiểu luận xã hội học về giới

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC VỀ GIỚI

    Đề tài: Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng.
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân.
    Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng lớn. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, con người, đặc biệt là trẻ em học được các hành vi và thái độ được coi là phù hợp với một giới tính nhất định. Bé trai học cách làm con trai, bé gái học cách làm bé gái.
    Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài này. Từ việc mô tả hình ảnh và vai trò của nam giới và nữ giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, chúng tôi muốn tìm hiểu sự ảnh hưởng của các mô tả nói trên tới quá trình xã hội hoá vai trò giới trong xã hội.



    2. Ý nghĩa khoa hc và ý nghĩa thc tin:
    2.1. Ý nghĩa khoa hc
    Nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các lý thuyết Xã hội học chuyên biệt như: Xã hội học Giới, Xã hội học Gia đình, Xã hội học Truyền thông đại chúng
    2.2. Ý nghĩa thc tin
    Đề xuất những giải pháp có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu về Giới và các nhà Truyền thông trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình xã hội hoá vai trò giới, nhằm góp phần hướng tới một cách nhìn bình đẳng hơn đối với vai trò của nam giới và nữ giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
    3. Mc đích nghiên cu
    - Mô tả hình ảnh và vai trò của giới nam và giới nữ được biểu hiện trên truyền hình, báo in, tạp chí.
    - Tìm hiểu sự tác động của những hình ảnh, vai trò của nam và nữ thể hiện trên truyền hình đến quá trình xã hội hoá vai trò giới của các cá nhân.
    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng.
    4.2. Khách thế nghiên cứu
    Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: sách báo, tạp chí khoa học và một số trang web.
    5. Phương pháp nghiên cu
    Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu.

    5. Giả thuyết nghiên cứu
    · Giả thuyết 1: Vai trò của đa số phụ nữ trên các phương tịên truyền thông đại chúng đều bị hạn chế, họ thường được môt tả với vai trò là người nội trợ hơn là trong những công việc xã hội.
    · Giả thuyết 2 : Các phương tiện truỷền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá vai trò giới, nhất là ở giai đoạn vị thành niên.

    PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
    Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
    1.1. Cơ sở lý luận
    1.1.1. Các lý thuyết áp dụng
    1.1.1.1. Có 3 dạng lý thuyết giải thích cho sự xã hội hoá giới là lý thuyết phân tích tâm lý, lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết phát triển nhận thức.
    · Lý thuyết phân tích tâm lý của Freud tập trung vào sự quan sát của trẻ em về các đặc tính sinh dục của chúng ( như nỗi lo sợ bị thiến hay sự độ kỵ về kích thước dương vật). Lý thuyết này chưa được củng cố bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm lắm.
    · Các lý thuyết về nhận thức xã hội là các lý thuyết hành vi tin vào việc củng cố và thiết lập sự giải thích hành vi – môi trường làm con người thực hiện hành vi.
    · Các lý thuyết về phát triển nhận thức thừa nhận rằng “ trẻ em học về giới ( và các khuôn mẫu giới) thông qua nỗ lực tinh thần nhằm tổ chức thế giới xã hội của chúng”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...