Tiểu Luận Tiểu luận: vị thế của nước Mỹ trong nền kinh tế thế giới hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: vị thế của nước Mỹ trong nền kinh tế thế giới hiện nay


    (Khối lượng tài liệu: 23 trang)


    NỘI DUNG


    1. Sự phát triển của nền kinh tế Mỹ từ sau Thế chiến thứ Hai


    Lịch sử phát triển của nền kinh tế Mỹ gắn bó chặt chẽ với lịch sử phát triển của nhân loại, nó không chỉ chịu những tác động đến từ môi trường kinh tế - chính trị bên ngoài mà còn ảnh hưởng ngược lại đối với tình hình kinh tế - chính trị quốc tế. Trên thực tế, quá trình phát triển của kinh tế Mỹ đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm và đặc biệt đáng chú ý kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với những bước tiến nhảy vọt. Có thể chia thành một số giai đoạn chính sau:


    Giai đoạn 1945-1960


    Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thỳc đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ so với giai đoạn trước đó. Sự cắt giảm chi tiờu quõn sự đã không đưa đất nước quay lại thời kỳ khó khăn của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế. Thay vào đó, nhu cầu tiờu dựng bị kỡm nộn đó tạo đà tăng trưởng kinh tế cực kỳ mạnh mẽ trong giai đoạn sau chiến tranh. Ngành công nghiệp ô tô quay lại sản xuất ô tô với thành công lớn, nhiều ngành công nghiệp mới như hàng không và điện tử phát triển nhảy vọt. Nhà ở tăng nhanh, được khuyến khích một phần bởi các khoản thế chấp khá dễ dàng dành cho những người trở về từ quân ngũ, cũng góp phần vào sự tăng trưởng. Tổng sản phẩm quốc dân tăng từ 200 tỷ USD năm 1940 lên đến 300 tỷ USD năm 1950 và hơn 500 tỷ USD năm 1960. Cùng lúc đó, sự tăng vọt tỷ lệ sinh sau chiến tranh, cũn được gọi là “sự bùng nổ trẻ em”, làm số người tiêu dùng tăng lên. Ngày càng có nhiều người Mỹ được xếp vào tầng lớp trung lưu.


    Nhu cầu sản xuất các công cụ phục vụ chiến tranh đó tạo ra một tổ hợp cụng nghiệp - quõn sự khổng lồ. Khi Bức màn sắt hạ xuống cắt ngang châu Âu và nước Mỹ thấy mỡnh bị lụi kộo vào cuộc Chiến tranh lạnh với Liờn Xụ, chớnh phủ vẫn duy trỡ khả năng chiến đấu thực sự và đầu tư vào những vũ khí tinh vi, chẳng hạn như bom hydro. Viện trợ kinh tế cho các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá theo Kế hoạch Marshall cũng giúp duy trỡ thị trường cho nhiều hàng hóa Mỹ. Và bản thân chính phủ cũng nhận ra vai trũ trung tõm của mỡnh trong cỏc hoạt động kinh tế. Đạo luật việc làm năm 1946 đó khẳng định chính sách của chính phủ là “thúc đẩy tối đa việc làm, sản xuất và sức mua”.
     
Đang tải...