Tài liệu Tiểu luận về thực trạng quản lý sử dụng phương tiện cá nhân tại thành phố hồ chí minh

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ðối với phần lớn các nước đang phát triển, sự bùng nổ phương tiện cơ giới thường tạo ra bất cập về năng lực kết cấu hạ tầng, bất cập về nhận thức và ý thức người tham gia giao thông, bất cập về năng lực quản lý, điều hành và tổ chức giao thông của các cơ quan quản lý nhà nước. Ðó là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông. Ở nước ta, từ nông thôn đến thành thị từ nhà giàu đến người nghèo đâu đâu cũng phương tiện cá nhân từ ôtô du lịch, xe máy cao cấp, xe máy thông dụng, xe máy rẻ tiền phù hợp cho đủ mọi tầng lớp .phương tiện cơ giới nói chung và phương tiện cá nhân nói riêng bùng nổ đã và đang là vấn đề nóng bỏng đối với các đô thị lớn, nhất là đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi mà bề rộng đường giao thông tăng rất chậm, mỗi năm tăng khoảng 0,2% nhưng số phương tiện giao thông cá nhân mỗi năm tăng đến 10%. Bằng những kiến thức còn hạn chế của bản thân với sự hỗ trợ về thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số kết quả nghiên cứu của những chuyên gia nghiên cứu, học viên mạnh dạn trình bày những tìm hiểu về “Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh” như thế nào.
    I. Những vấn đề chung:

    1. Quản lý nhà nước về đô thị:

    1.1 Khái niệm:
    Quản lý nhà nước về đô thị là thực hiện quyền hành pháp, là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình họat động của xã hội và dân cư diễn ra trên địa bàn đô thị thông qua các cấp chính quyền và chính quyền chuyên môn nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phụcd vụ cho cuộc sống của cộng đồng dân cư ở đô thị theo các mục tiêu đã đề ra.
    Quản lý nhà nước về đô thị là họat động của chính quyền quản lý nhà nước nhằm bảo đảm duy trì các họat động kinh tế - xã hội ở đô thị, kiểm sóat và huy động các nguồn lực cho phát triển đô thị.
    Quản lý đô thị mang tính tổng hợp, gồm nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau và tuân theo những quy luật phát triển khách quan.

    1.2 Mục tiêu của quản lý đô thị.

    Mục tiêu của đô thị phải phù hợp với mục tiêu phát triển của quốc gia, mà mục tiêu cơ bản của quốc gia, của Đảng và nhà nước ta là đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đó là mục tiêu con người.
    Từ đó có thể thấy mục tiêu cơ bản của Quản lý nhà nước về đô thị và con người, và để thực hiện được mục tiêu đó, nhiệm vụ của quản lý đô thị là phải đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích sau: Lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ với tòan bộ, lợi ích cụ thể với cộng đồng.
    Để bảo đảm các lợi ích trên, mục tiêu chung và lau dài của chính quyền đô thị là bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, thể hiện ở sự công bằng của 3 trụ cột chính: Kinh tế - Xã hội – Môi trường, dựa trên 4 tiêu chí: Cạnh tranh tốt, sống tốt, tài chính lành mạnh, quản lý tốt.

    2. Vai trò của quản lý nhà nước về đô thị
    .

    - Tạo hành lang pháp lý để quản lý đô thị, đó là ban hành các luật, pháp lệnh, và văn bản có tính pháp lý, thay đổi, bổ sung, sửa đổi để chúng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực của đô thị như: Quy hoạch xây dựng đô thị, nhà ở, đất ở, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cảnh quan và môi trường đô thị, hạ tầng cơ sở xã hội và trật tự an tòan xã hội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...