Tài liệu Tiểu luận về đổi mới chính sách phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong thời gian gần đây, chúng ta thường đề cập rất nhiều đến các vấn đề: biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Đây thật sự là vấn đề đã, đang diễn ra và cần sự quan tâm cũng như phải có những hành động kịp thời, có sự chú trọng về mặt quản lý của các cơ quan nhà nước trong giai đoạn sắp tới. Thật sự, ngay từ bây giờ, trong quá trình phát triển của mình, các nhà quản lý không quan tâm đến vấn đề này thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn sắp tới. Đặc biệt trong xây dựng và phát triển đô thị, chúng ta cũng phải quan tâm sâu sắc đến việc thích ứng với biết đổi khí hậu. Cụ thể hiện nay, trong thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta hay gặp tình trạng ngập do triều cường, thiếu mảng xanh, không khí ô nhiễm, mưa bão lớn gây ngập lụt Tất cả đó là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự yếu kém trong dự báo, kế hoạch, xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị. Không nắm chắc vấn đề này và không thấy rõ sự cần thiết cấp bách trong phát triển đô thị thích ứng với nó thì chúng ta mãi mãi xây dựng những đô thị mà chìm ngập trong ô nhiễm, trì trệ, luôn phải được “vá đắp” để chống chọi với sự thay đổi của thiên nhiên.

    BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ:

    Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái về hệ thống khí hậu, được nhận biết qua sự biến đổi trung bình và/hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó; duy trì trong một thời kì dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất. Biểu hiện của nó là sự nóng lên toàn cầu, cụ thể là: mùa đông ít tuyết ở khu vực trượt tuyết núi Alpơ, hạn hán triền miên ở châu Phi, các sông băng trên núi tan chảy nhanh nhất trong vòng 5000 năm qua. Nó thể hiện ở: hiện tượng El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông Thái Bình Dương) và hiện tượng La Nina ( hiện tượng lạnh đi dị thường của lớp nước biển trên bề mặt ở khu vực trên) ngày càng dày hơn hoặc thưa hơn so với chu kì thường xuất hiện.
    Hiện tượng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến:

    - Tài nguyên nước: thay đổi chế độ mưa gây lũ lụt nghiêm trọng hoặc hạn hán, gai tăng tuần suất bão, cường độ bão, gây ngập lụt, lũ quét, trượt lở đất, xói mòn, gây thiếu nước

    - Lâm nghiệp: nước biển dâng làm giảm diện tích đất, rừng, phân bố kiểu rừng bị dịch chuyển, diệt chủng loài, động thực vật, dịch bệnh, cháy rừng

    - Thủy sản: giảm đi, di cư cá, tuyệt chủng

    - Nông nghiệp: hạn hán làm thất mùa, giảm sản lượng, xói mòn đất làm giảm màu mỡ của đất

    - Năng lượng và giao thông: giàn khoan dầu khí bị ảnh hưởng bởi bão, cảng biển, đường sá hư hỏng, không đáp ứng sự thay đổi thời tiết, hạn hán làm giảm sản lượng điện, chế độ dự báo thủy văn không chính xác tác động đến nhiều vấn đề khác, tiêu thụ năng lượng tăng, độ ẩm tăng

    - Đa dạng sinh học: vùng phân bố bị ảnh hướng, thực vật thay đổi chu kì sống, chu kì phát triển, động vật cũng thay đổi, san hô chết, rừng chết, đột biến gen, xuất hiện sinh vật nguy hiểm do biến đổi gen

    - Sức khỏe: xuất hiện bệnh lạ, hệ sinh thái bị ảnh hưởng nên dễ bệnh tật, lây lan, chết do nóng

    - Đại dương: nước biển ấm lên, băng tan, nước biển dâng, mất sinh vật biển, chết san hô, lấn đất

    - Ngoài ra nó còn tác động đến các vấn đề khác: du lịch, kinh tế

    KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THẾ KỶ XXI VÀ SỰ THÍCH ỨNG


    Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu thế kỷ XXI:
    - Kịch bản thấp: nhiệt độ trung bình toàn cầu cuối thế kỷ XXI có thể tăng 1,8[SUP]0[/SUP]C (phạm vi dao động từ 1,1 – 2,9[SUP]0[/SUP]C), mực nước biển tăng thêm từ 0,18 – 0,38m.
    - Kịch bản cao: nhiệt độ trung bình toàn cầu cuối thế kỷ XXI có thể tăng 4[SUP]0[/SUP]C (phạm vi dao động từ 2,4 – 6,4[SUP]0[/SUP]C), mực nước biển tăng thêm từ 0,26 – 0,59m.
    Trước các kịch bản đó, chúng ta cần phải thích ứng với sự thay đổi này. Có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với biến đổi khí hậu nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương, nó thể hiện khả năng đối phó hay tiếp nhận những tác động hay sức ép qua cơ chế phản hồi hay phục hồi. Nó cũng còn có nghĩa là các hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do biến đổi khí hậu.
    Các biện pháp thích ứng cơ bản: theo Bản báo cáo đánh giá lần thứ 2 của nhóm công tác II của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã đề cập tới 228 phương pháp thích ứng khác nhau, chủ yếu trong 8 nhóm sau:
    - Chấp nhận tổn thất (không làm gì cả): nó phù hợp khi không còn khả năng chống chọi hoặc ở những nơi mà phải trả giá cho sự thích ứng quá cao so với sự rủi ro và các thiệt hại có thể.
    - Chia sẻ tổn thất: thường xảy ra trong cộng đồng dâu cư lớn.
    - Làm thay đổi nguy cơ: kiểm soát trong chừng mực các mối nguy hiểm từ biến đổi khí hậu (đắp đập, đê kiểm soát lũ, giảm chất thải )
    - Ngăn ngừa các tác động: là hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động làm biến đổi, mất ổn định khí hậu.
    - Thay đổi cách sử dụng (thay đổi cách sử dụng đất )
    - Thay đổi, chuyển địa điểm (hoạt động kinh tế )
    - Nghiên cứu khoa học, công nghệ để phục vụ cho thích ứng.
    - Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi.
    KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI VÀ SỰ THÍCH ỨNG
    - Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía Nam.
    - Nhiệt độ tăng nhanh ở các vùng sâu trong lục địa và tăng chậm ở vùng ven biển.
    - Đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ có thể tăng từ 4,0 – 4,5[SUP]0[/SUP]C (theo kịch bản cao nhất) hoặc khoảng 2,0 – 2,2[SUP]0[/SUP]C (theo kịch bản thấp nhất)
    - Biên độ dao động của mực nước biển dâng là khá lớn ở tất cả các kịch bản khoảng 1m nếu nhiệt độ Trái đất tăng 1[SUP]0[/SUP]C
    Thực chất, Việt Nam là 1 trong 5 nước bị tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Cụ thể:
    - Các hiện tượng thời tiết trở nên bất thường, khó dự báo hơn, ngày càng có nhiều bão, bão lớn, cường độ mạnh bên cạnh hạn hán kéo dài
    - Mực nước biển dâng cao 1m thì làm mất 12,2% diện tích đất, là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người), nhiều đô thị ven biển bị xóa sổ.
    - Nước biển dâng làm giảm diện tích đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và duyên hải Miền Trung, rừng ngập măn do ngập lụt.
    - Nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi làm ảnh hưởng đến nông nghiệp và tài nguyên nước.
    Sự ứng phó của Việt Nam thể hiện trong Quyết định 158/2008/QĐ-TTg Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với quan điểm sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...