Tiểu Luận Tiểu luận về Công tác Xã hội hoá giáo dục

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
    MỤC LỤC
    Phần Mở Đầu​ 1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu .2 4. Đối tượng nghiên cứu .2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 ​ Phần Nội Dung​ Chương I:​ Cơ Sở Lý Luận Về XHHGD. . 3 1.1. Khái niệm về XHHGD .3 1.2. Nội dung chủ yếu XHHGD 7 1.3. Điều kiện thực hiện XHHGD .8 1.4. Đặc điểm XHHGD ở trường tiểu học . 9 1.5. Vai trò của Hiệu Trưởng trong việc XHHGD ở trường tiểu học .10 1.6. Ý nghĩa của việc XHHGD .11 CHƯƠNG II:Thực trạnh việc thực hiện XHHGD ở trường tiểu họcHữu kiệm- Kỳ sơn- Nghệ an​ 2.1. Đặc điểm trường tiểu học Hữu kiệm- Kỳ sơn- Nghệ an 2.2. Tình hình về đại hội các cấp 13 2.2.1. Tình hình giáo dục cấp Tỉnh , huyện .13 2.2.2. Tình hình giáo dục ở Hữu Kiệm 14 2.3. Các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng dạy học , xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh giữa NT-GD-XH .17 2.4. Huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng và các tổ chức kinh tếđóng trên địa bàn tham gia đóng góp tăng CSVC cho nhà trường .20 2.5. Kết quả và đánh giá chung về việc thực hiện XHHGD ở trường tiểu học Hữu kiệm- Kỳ sơn- Nghệ an 13 2.6.Bài học kinh nghiệm của Hiệu Trưởng trường tiểu họcHữu kiệm- Kỳ sơn - Nghệ anvề việc đẩy mạnh XHHGD.
    ​ ​ CHƯƠNGIII:Một số biện pháp của Hiệu Trưởng nhằm đẩy mạnh XHHGD ở trường Tiểu học Hữu kiệm- Kỳ sơn- Nghệ an​ 25 3.1. Tăng cường tuyên truyền , nâng cao nhận thức về XHHGD của giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng trong sự nghiệp giáo dục ở địa phương .25 3.2. Kế hoạch hoá việc XHHGD 26 3.3. Góp phần tổ chức thành công Đại hội giáo dục cấp trường 27 3.4. Nâng cao chất lượng giáo dục của trường , tạo vị thế, uy tín , niềm tin trong nhân dân .28 3.5. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường , tạo môi trường giáo dục thống nhất 29 3.6. Huy động cộng đồng tham gia tăng cưòng các nguồn lực cho GD 33 3.7. Thực hiện tốt dân chủ hoá trong nhà trường .33 3.8. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện XHHGD .33 3.9. Hiệu Trưởng không ngừng nâng cao công tác nghiệp vụ để huy động các lực lượng xã hội ủng hộ giáo dục 34 ​ ​ PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết Giáo dục là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Giáo dục là chìa khoá dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn. Ở nư­ớc ta Giáo dục và Đào tạo đã đư­ợc coi là quốc sách hàng đầu.Với quan điểm Giáo dục của dân, do dân và vì dân, Giáo dục gắn chặt với nguyện vọng, lợi ích của cộng đồng, của Xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng theo một cách thức mềm dẽo linh hoạt, tuân theo triết lí: Giáo dục là giáo dục cho mọi ng­ời, học tập là hoạt động suốt đời. Nhiệm vụ và mục tiêu của Giáo dục vừa là động lực thúc đẩy, vừa là bộ phận cấu thành của nhiện vụ mục tiêu chung của đất n­ớc ta hiện nay “ dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,công bằng,văn minh”. Vì vậy, với quan điểm “ Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, nhiều thập kỷ qua, Đảng và nhà nư­ớc ta rất quan tâm chăm lo đến sự nghiệp phát triển Giáo dục. Giáo dục đư­ợc coi là “Quốc sách hàng đầu”, vì thế để phát triển Giáo dục Đảng đã coi XHHGD không chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế mà còn là ­ tư­ởng của thời đại, là giải pháp chiến lư­ợc đ­a Giáo dục và Đào tạo lên tầm cao mới. Nghị quyết TW[SUB]4[/SUB] (khoá VII) khẳng định “huy động toàn XH làm Giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền Giáo dục quốc dân dư­ới sự quản lý của Nhà nư­ớc”. Tiếp đó các nghị quyết văn kiện đại hội Đảng VIII chỉ rõ “các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá” cụ thể hơn Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ I X nhấn mạnh “Thực hiện chủ trư­ơng XHHGD”, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo” và nhắc nhở rằng “ Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hoá trong các lĩnh vực này triển khai chậm”.Các quan điểm, định hư­ớng đó lại được thể chế hoá bằng luật Giáo dục 2005, Điều lệ trường Tiểu học, Luật PCGDTH tạo hành lang pháp lí cho XHHGD có hiệu quả.Trong giai đoạn hiện nay việc làm tốt XHHGD cũng là thực hiện một trong năm mức chuẩn cần đạt và là giải pháp nòng cốt để xây dựng tr­ờng Tiểu học đạt chuản quốc gia. Thực tiễn hiện nay, XHHGD ngày càng phát triển rộng khắp trong cả nước. Đa số các xã phường, quận huyện, tỉnh thành đã thực hiện XHHGD, Giáo dục đang trở thành sự nghiệp của toàn XH, ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chủ tr­ơng này và ngày càng chứng minh nó như­ một giải pháp thực hiện hiệu quả trong việc phát triển sự nghiệp GD- ĐT. Trên thực tế GD- ĐT tỉnh Nghệ an nói chung, GDTH huyện kỳ sơn nói riêng ngày càng phát triển mở rộng về qui mô cũng như­ chất l­ượng. Mặc dù đã đạt đ­ược nhiều thành tích song vẫn còn nhiều khó khăn vư­ớng mắc và hạn chế từ cách nhận thức đến giải pháp thực thi điều này được nhận định rõ trong ĐHGD huyện Kỳ sơn- Tỉnh Nghệ an Nhiệm kỳ2006-2010 “ XHHGD chư­a được quan tâm đúng mức, sự phối kết hợp chỉ dừng lại ở cấp uỷ- chính quyền và các đơn vị trường. Các tổ chức đoàn thể xã hội, các đơn vị đóng trên địa bàn chư­a thực sự vào cuộc làm công tác Giáo dục , chư­a tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn XH. Công tác tuyên truyền chư­a đủ mạnh để nhân dân chăm lo đến sự nghiệp trồng người”Qua nhận định trên lại khẳng định thêm một lần nữa việc tìm hiểu và đẩy mạnh XHHGD ở huyện Kì sơn nói chung và ở trư­ờng Tiểu học Hữu Kiệm - Tỉnh Nghệ an nói riêng là một việc làm cấp thiết. Chính vì những lí do nêu trên, tôi mạnh nghiên cứu vấn đề “Một số biện pháp của Hiệu trư­ởng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục ở trư­ờng Tiểu học Hữu Kiệm - kỳ sơn- Nghệ an”. 2. Mục đích nghiên cứu: “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục ở trường Tiểu học Hữu Kiệm - kỳ sơn- Nghệ an”.”. Vàđề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh XHHGD ở Trường Tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu : 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về XHHGD. 3.2 Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện XHHGD ở trường Tiểu học Hữu kiệm- Kỳ sơn- Nghệ an 3.3 Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh XHHGD ở trường Tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu: 5. Phạm vi nghiên cứu : Trong khuôn khổ của một Tiểu luận cuối khoá thời gian có hạn nên đề tài chỉ giới hạn việc tìm hiểu “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục ở trường Tiểu học Hữu Kiệm - kỳ sơn- Nghệ an”.” 6.Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chủ yếu dùng 3 nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập tài liệu, tìm đọc, phân tích các văn bản, văn kiện, chủ trương, nghị quyết, sách báo và các tài liệu liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Khảo sát, phỏng vấn, điều tra, tổng kết kinh nghiệm . - Nhóm phương pháp xử lí thông tin: Phân tích, tổng hợp. Thống kê,sử dụng vi tính . ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG ICƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC 1.1. Khái niệm về XHHGD: Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với GD.GD là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người. Nó là một hiện tượng xã hội, một hoạt động mang tính tất yếu và vĩnh hằng của xã hội loài người. Xét về nguồn gốc, GD xuất hiện trong cuộc sống nhằm mục đích truyền thụ kinh nghiệm lịch sử - xã hội; trước hết là kinh nghiệm sống, lao động sản suất từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì và phát triển xã hội. Đến lượt nó, GD lại trở thành một nhu cầu giá trị lợi ích của mỗi con người và lợi ích của toàn xã hội.GD là một bộ phận, nhân tố gắn kết trong sự tồn tại và phát triển của cộng đồng “ Chức năng đầu tiên, chức năng nguyên thuỷ của GD là XHH .lúc bình minh của lịch sử chưa có nền giáo dục dưới hình thức nhà trường, nhưng bao giờ cũng có nền GD từ môi trường gia đình, từ bản thân cuộc sống”. Khi sản xuất phát triển, xã hội có sự phân chia giai cấp,nhà trường ra đời. GD được tổ chức thành hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm tác động vào thành viên của cộng đồng những tri thức về tự nhiên - xã hội, tạo cho con người có nhân cách và kỹ năng cần thiết để họ có điều kiện hoà nhập và cập nhật với đời sống xã hội. Bằng việc thực hiện các chức năng của mình, GD có vai trò rắt lớn trong việc tái sản xuất sức lao động xã hội và thức tỉnh tiềm năng sáng tạo trong mỗi con người tạo môi trường cho sự phát triển, điều kiện sinh tồn của chính xã hội. Ngược lại GD với tư cách là một chức năng xã hội, luôn chịu sự quy định của các lĩnh vực khác, các quá trình xã hội khác như:Chính trị, kinh tế,văn hoá . Do đó, trên thực tế thời nào cũng vậy, GD luôn phát triển phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội, phù hợp với tính chất của quan hệ xã hội. Đó là điều tất yếu mang tính quy luật. Như vậy, GD và xã hội có quan hệ chặt chẽ,tác động qua lại với nhau.Xã hội đóng vai trò quyết định đối với GD. Hoàn cảnh lịch sử, môi trường xã hội ,điều kiện chính trị,kinhtế, văn hoá . của xã hội sẽ quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp và cả cách thức tổ chức của nền GD. Ngược lại, GD có tác dụng to lớn đối với xã hội. Nhờ có GD mà kho tàng tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi xã hội mới được bảo tồn và ngày càng bổ sung và phát triển. Ngày nay, trong điều kịên kinh tế thị trường có sự quả lí của nhà nước: “ GD- ĐT, nhà trường có chức năng vừa phát triển XH, vừa thực hiên phúc lợi XH, vừa thực hiện dịch vụ XH”. GD không chỉ là phương tiện đổi mới và phát triển, điều kiện sinh tồn của bản thân XH mà nó còn được coi là động lực của sự phát triển kinh tế - Xã hội. Khi XH phát triển lên một mức mới; nó sẽ tạo điều kiện, cơ hội mới “ đặt hàng mới” cho giáo dục, đồng thời nó đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi và thúc đẩy GD tự nâng mình lên đáp ứng yêu cầu XH. Nghĩa là hệ thống GD phải là hệ tự điều chỉnh. Vậy xét trong một giai đoạn lịch sử nhất định, mối quan hệ giữa GD và XH có tính chất hữu cơ như thể một vòng tròn, nhưng trong toàn bộ phát triển đi lên của XH loài người mối quan hệ này diễn ra theo con đường xoắn ốc. Mối quan hệ này tồn tại là do con người, vì con người và lấy con người làm điểm tựa: “con người đứng ở vị trí trung tâm của sự phát triển, nó vừa là mục đích vừa là tác nhân của sự phát triển”. GD ( nhà trường) phải gắn liền với cộng, phát triển vì mục đích của cộng đồng.Vì vậy,giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng sẽ tạo ra sự thống nhất giữa mục đích, lợi ích của mỗi gia đình, mỗi cá nhân với mục tiêu của cả cộng đồng, tạo điều kiện để XHH cá nhân, huy động tối đa cac nguồn lực của cộng đồng, tạo động lực cho việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.Xuất phát từ mối quan hệ này mà Nhà giáo PGS-TS Đặng Quốc Bảo đã ví : “ Nhà trường là vầng trán của cộng đồng. Cộng đồng là trái tim của nhà trường” [14] Vậy XHHGD có thể hiểu là đưa công tác GD trở thành trách nhiệm của toàn xã hội, thực sự trở thành sở hữu của toàn xã hội. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ GD là sự nghiệp của quần chúng .Trường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ. Các cơ quan chính quyền và các cấp uỷ Đảng p;hải thực sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình hơn nữa”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...