Tiểu Luận Tiểu luận về công tác hướng nghiệp -dạy nghề ở trường thpt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP -DẠY NGHỀ Ở TRƯỜNG THPT
    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: "Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc hàng đầu, nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển". Phát triển giáo dục là nền tảng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững. Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục có tính nhân dân, đối tượng, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Để thực hiện mục tiêu đào tạo ở nhà trường phổ thông, cùng với nhiệm vụ giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, cần phải tiến hành giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Mặt khác, bất kì học sinh nào sau khi học xong THCS hay THPT đều phải chọn một trong các con đường: Tiếp tục học lên ở các bậc học (THPT, THCN, Cao đẳng, Đại học) học nghề, hoặc bước vào lao động sản xuất. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều ngành nghề. Lao động ở các ngành, nghề ngoài các yêu cầu về năng lực và phẩm chất chung, còn đòi hỏi phải có các năng lực và phẩm chất riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Đối với mỗi cá nhân trong xã hội thường có hứng thú, sở trường riêng của mình. Nhưng trong thực tế sự phân loại lao động cho mỗi ngành, nghề không chỉ dựa vào Sở thích, nguyện vọng của mỗi cá nhân, mà còn tuỳ thuộc vào tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội ở từng thời kì lịch sử nhất định. Do đó trong quá trình học tập để giúp học sinh phát huy được năng lực, sở trường của mình đồng thời có được những quyết định trong việc lựa chọn ngành, nghề một cách có căn cứ khoa học, nhằm giúp cho việc phân công lao động xã hội một cách hợp lý, hiệu quả, góp phần điều chỉnh nguyện vọng của học sinh phù hợp với yêu cầu đáp ứng nhân lực ở mỗi địa bàn trên từng vùng thì đòi hỏi nhà trường phải chú trọng công tác giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp cho học sinh. Qua giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, học sinh sẽ được giáo dục tinh thần sẵn sàng lao động, được học tập kỹ thuật, thực hành lao động với ngành, nghề cụ thể ở địa phương, được tập dượt thử sức mình qua các hoạt động lao động trí óc và chân tay. Từ đó học sinh sẽ bộc lộ rõ năng lực và sở trường của mình. Hơn nữa giúp học sinh hiểu rõ nhu cầu về lao động và các ngành nghề trong xã hội, từ đó sẽ điều chỉnh nguyện vọng sao cho phù hợp với yêu cầu phân công lao động và gắn với sở trưởng của mỗi cá nhân. Chính vì vậy có thể khẳng định giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, vừa là nội dung, vừa là bản chất của nhà trường hiện đại. Nó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa về mặt nhân văn. Nhờ được chuẩn bị về các mặt để lựa chọn ngành, nghề có căn cứ khoa học, học sinh sẽ an tâm phấn khởi khi vào học nghề, và lao động sản xuất. Hiện tượng chán nghề, bỏ nghề sau khi đào tạo xong sẽ giảm bớt, mà khi tình trạng này giảm bớt sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội, kinh tế - an ninh - chính trị đất nước từng bước đi vào ổn định. Mặt khác do được đào tạo theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, nắm được các nguyên lý kỹ thuật chung, học sinh dễ dàng tự học, tự thích nghi khi kỹ thuật công nghệ biến đổi. Sau này việc đào tạo lại lao động cũng đỡ tốn kém, khi người lao động thích thú an tâm với nghề nghiệp, năng suất lao động sẽ được nâng cao, khả năng sáng tạo trong lao động sẽ dễ được nảy sinh, những người lao động nếu được bố trí đúng chỗ, đúng nguyện vọng sẽ phát triển lành mạnh, việc quản lý xã hội cũng sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều. Ở một phương diện nhất định, giáo dục hướng nghiệp còn góp phần xoá bỏ ranh giới giữa lao động trí óc và lao động chân tay, làm cho người lao động phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần. Bài toán giáo dục hướng nghiệp phải giúp học sinh trả lời được các câu hỏi sau: 1/ Sau khi học xong phổ thông các em sẽ đi đâu? 2/ Các em làm nghề gì? 3/ Tiền đồ và triển vọng các em sẽ ra sao? Thực trạng giáo dục hướng nghiệp với tư cách là một hoạt động giáo dục chưa thực sự được coi trọng trong nhiều năm qua ở các trường THPT. Xuất phát từ những lý do nêu trên bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề: "Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường THPT Bán công NAm Quảng Trạch". 2. Mục đích nghiên cứu. Qua nghiên cứu thực trạng phương pháp dạy học giáo dục hướng nghiệp ở Trường trung học phổ thông hiện nay chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở các trường THPT nói chung và trường THPT Bán công Nam Quảng Trạch nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề ở trường THPT Bán công Nam Quảng Trạch. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học: Qua nghiên cứu nhằm xác định cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của việc quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở Trường Trung học phổ thông hiện nay. 4.2. Thực trạng công tác quản lý giảng dạy giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề ở Trường THPT Bán công Nam Quảng Trạch trong những năm học vừa qua đã đạt được một số thành quả đáng kể, song vấn đề khó khăn, tồn tại không phải là nhỏ. - Những kết quả đã đạt được: Ban Giám hiệu, đội ngũ cán bộ giáo viên đã nhận thức đúng đắn công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần hình thành nhân cách học sinh, do đó từng bước công tác này đã được chú trọng đổi mới và thật sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. - Tồn tại hạn chế: Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thiếu đồng bộ, sự nhận thức về nghề nghiệp của giáo viên và cha mẹ học sinh quá hạn hữu do đó khi làm công tác tư vấn nghề cho học sinh còn nhiều lúng túng. 4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở Trường THPT Bán Công Nam Quảng Trạch. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề trong trường THPT. - Nghiên cứu các văn bản chỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục về giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề. - Các tài liệu sư phạm liên quan đến công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghiệp. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Quan sát thực tế về mặt nhận thức và thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở trường THPT Bán công Nam Quảng Trạch. - Phỏng vấn tập thể học sinh khối 12. - Nghiên cứu sản phẩm giảng dạy giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề ở trường trong những năm học qua. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề ở Trường THPT Bán công Nam Quảng Trạch trong những năm vừa qua. 5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ: - Phương pháp thống kê số liệu. - Phương pháp lập hồ sơ, vẽ đồ thị.
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝCÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP - DẠY NGHỀỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1. Cơ sở lý luận của công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề. 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về giáo dục hướng nghiệp. Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú năng lực cá nhân. Hội nghị lần thứ 9 tháng 10 năm 1980 những người đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp các nước XHCN, họp tại La-Ha-Ba-Na Thủ đô Cu Ba đã đưa ra định nghĩa khái niệm hướng nghiệp như sau: "Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, ý học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng". 1.1.2. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp. 1.1.2.1. Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường THPT. 1.1.2.2. Giúp học sinh có hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, sự phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản, đặc biệt nghề truyền thống của địa phương. 1.1.2.3. Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất. 1.12.4. Giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề mà Nhà nước, địa phương đang cần phát triển. 1.1.3. Những nội dung chủ yếu của giáo dục hướng nghiệp ở Trường THPT. Có thể khái quát những nội dung cơ bản của giáo dục hướng nghiệp ở Trường THPT bằng sơ đồ sau. [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="width: 5"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    HÌNH 1: SƠ ĐỒ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT​ ​ 1.1.4. Khái niệm nghề. Theo UNESCO nghề là những công việc trí óc hoặc chân tay mà người lao động có thể thực hiện để kiếm sống. Người lao động có thể tự sử dụng mình hoặc được khác sử dụng trong khi hành nghề. Có thể tự sử dụng mình hoặc được người khác sử dụng trong khi hành nghề. Có thể định nghĩa nghề dưới một góc độ khác như sau: Nghề là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động và những tri thức, kĩ năng của mình để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong khoa học dạy nghề được phân thành hai loại lớn. - Nghề đào tạo: Là những nghề mà muốn hành nghề người lao động phải được học theo một chương trình nhất định thời gian dài hay ngắn tuỳ theo mức độ phức tạp của nghề cũng như trình độ nghề cần thiết (bậc thợ) nghề đào tạo được chia ra. - Nghề diện rộng: Là những nghề phức tạp, công việc của nghề thường bao gồm các lĩnh vực rộng. - Nghề diện hẹp: Là những nghề đơn giản, hoạt động của nghề chỉ bao gồm những công việc trong lĩnh vực hẹp. - Nghề kết hợp: Là nghề được nhiều kết hợp lại để hợp lý hoá trong quá trình sử dụng theo yêu cầu của người sử dụng lao động. - Nghề không cần đào tạo: Là những nghề quá đơn giả mà người lao động không cần học cũng có thể thành nghề. * Khái niệm nghề phổ thông: Nghề dạy ở trường phổ thông được gọi tắt là nghề phổ thông. Căn cứ khái niệm về các loại nghề nêu ở trên và căn cứ vào mục tiêu đào tạo, quỹ thời gian, điều kiện dạy, học nghề và khả năng của học sinh, nghề phổ thông được qui ước với các dấu hiệu sau đây. - Nghề phổ biến, thông dụng đang cần phát triển ở địa phương, nắm được nghề này học sinh có thể tự tạo việc làm, dễ được sử dụng trong các thành phần kinh tế tại chỗ của cộng đồng dân cư. - Nghề có kĩ thuật tương đối đơn giản, thường là diện hẹp quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có trang thiết bị phức tạp. - Thời gian đào tạo ngắn (180 tiết). - Nguyên liệu dùng cho việc dạy nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư của địa phương.
    1.1.5. Thông tin nghề: Thông tin nghề là sản phẩm của quá trình phản ánh thế giới nghề nghiệp trong hoạt động sống của con người được tích tụ, chuyển tải và tiếp nhận nhờ các phương tiện vật chất (não bộ, máy nghi âm, vô truyền truyền hình, phim ảnh, máy vi tính .) hoặc phi vật chất (ngôn ngữ hình ảnh, tín hiệu ). Với khái niệm nêu trên, thông tin nghề chỉ có thể xuất hiện khi đảm bảo đẩy đủ 5 yếu tố sau đây: [​IMG]
    SƠ ĐỒ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THÔNG TIN NGHỀ1.1.6. Tư vấn nghề: Là một hoạt động thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của một cá nhân hay của một nhóm người muốn hiểu biết về một đối tượng hoạt động nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh. 1.1.7. Tư vấn nghề trong Trường THPT: Chính là một hoạt động giáo dục nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về thế giới nghề và hoạt động nghề, lĩnh vực nghề riêng biệt. 1.1.8. Thích ứng nghề: Thích ứng nghề là một dạng thích ứng có liên quan mật thiết với các dạng thích ứng khác, thích ứng của một lao động tương lai là quá trình tiếp xúc của họ với hoạt động nghề nghiệp, với những điều kiện học tập và lao động, với một tập thể mới. Kết quả sự thích ứng mà họ đạt tới sẽ được biểu bạt thông qua mức độ tương ứng giữa những yêu cầu nghề nghiệp với những phẩm chất cá nhân trong hoạt động trong hoạt động nghề nghiệp đó. 1.2. Cơ sở pháp lý. Đất nước đang ở trong thời kì đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá để thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược này cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần đào tạo nhân lực để thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như trong tổng sản phẩm nội địa.
    Về mặt sản xuất sẽ chuyển đổi căn bản từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có trình độ cao với công nghệ tiên tiến, công cụ sản xuất và các hệ điều khiển hiện đại. Nhưng một thực tế chứng minh hàng năm nước ta có khoảng hơn hai triệu học sinh phổ thông các cấp tốt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...