Tiểu Luận Tiểu luận: Vấn đề sử dụng điển cố, dẫn dụ, cụ thể là về vấn đề từ hội, qua đó làm sáng tỏ thêm phong

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Vấn đề sử dụng điển cố, dẫn dụ, cụ thể là về vấn đề từ hội, qua đó làm sáng tỏ thêm phong cách văn chính luận của Nguyễn Trãi.



    I.PHẦN MỞ ĐẦU.



    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.



    Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị, quân sự và là nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam thời trung đại. Ông cũng là nhà văn hoá, nhà tư tưởng vĩ đại với một khối lượng trước tác đồ sộ trên nhiều thể loại, trong đó phải kể đến bộ phận văn chương chính luận. Đây là những tác phẩm thể hiện tập trung và rõ nét nhất tầm vóc lớn lao cũng như những đóng góp của ông đối với đất nước trong hoàn cảnh lịch sử đương thời.


    Ngoài Bình Ngô đại cáo nằm riêng rẽ, khối văn chương chính luận của Nguyễn Trãi chủ yếu tập trung trong Quân trung từ mệnh tập. Số nhỏ các tác phẩm còn lại còn đang gây tranh cãi về việc sắp xếp. Trong số này phải kể đến những văn kiện thuộc thể loại Tấu, biểu phát sinh trong quá trình đấu tranh ngoại giao của triều Lê đối với triều Minh trước và sau khi giành được độc lập. Bộ phận này không những là chứng tích của một thời kì lịch sử mà còn là nơi ghi lại rõ nét tư tưởng, tài năng Nguyễn Trãi, đặc biệt là phong cách văn chính luận ngoại giao của ông. Tuy vậy, vì lý do văn bản, những văn kiện trên ít được tìm hiểu một cách tập trung và đầy đủ. Lý do này đã khiến người viết quyết định chọn Tấu, biểu đấu tranh ngoai giao của Nguyễn Trãi làm đối tượng tìm hiểu. Trong phạm vi một niên luận, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một vấn đề nhỏ của khối văn kiện: vấn đề sử dụng điển cố, dẫn dụ, cụ thể là về vấn đề từ hội, qua đó làm sáng tỏ thêm phong cách văn chính luận của Nguyễn Trãi.


    2.Mục đích nghiên cứu.


    Điển cố, dẫn dụ là một trong những thủ pháp nghệ thuật làm nên đặc trưng của văn học trung đại. Việc sử dụng điển, dẫn được xem là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá hiệu quả và mức độ thành công của bài thơ, bài văn. Điển, dẫn không chỉ là biện pháp tu từ mà còn là dạng thức độc đáo để thể hiện tâm tư, tình cảm, cũng như xây dựng hình tượng nghệ thuật, tạo hiệu quả cho sức mạnh của câu văn câu thơ, nâng cao tính bác học của tác phẩm. Bởi vậy, hiểu rõ được về điển, dẫn tức là đã nắm được chìa khoá để hiểu rõ văn học trung đại. Bằng việc khảo sát điển, dẫn và hệ thống từ hội tương ứng được dùng trong Tấu chiếu biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi, chúng tôi muốn làm rõ nghệ thuật dụng điển, dẫn của ông. Đây sẽ là cơ sở, chìa khoá để tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về phong cách văn chính luận Nguyễn Trãi.



    3.Lịch sử vấn đề.



    Ngay từ những ngày cuộc chiến còn diễn ra ác liệt trên các chiến trường, các lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn đã sớm ý thức được tầm quan trọng của việc đấu tranh ngoại giao đối với nhà Minh nhằm dập tắt ý đồ tiếp tục xâm lược, cũng như âm mưu trì hoãn, phủ nhận sự tồn tại một nhà nước Đại Việt độc lập nếu quân ta giành được thắng lợi. Bởi vậy, từ năm 1426, Lê Lợi và người trực tiếp thực hiện là Nguyễn Trãi đã tiến hành triển khai một mặt trận ngoại giao đối với nhà Minh, mục đích là giành quyền độc lập tự chủ toàn vẹn cho đất nước, kiên trì cho tới năm 1437 mới giành được thắng lợi cuối cùng. Chứng tích của cuộc đấu tranh này được thể hiện trong hàng loạt các văn kiện Tấu, Biểu do Nguyễn Trãi soạn thảo, hiện còn lưu giữ trong di sản Hán Nôm.


    Trong quá trình nghiên cứu di sản Hán Nôm Nguyễn Trãi, kể từ Dương Bá Cung thế kỉ XIX cho đến nay, những văn kiện này chưa bao giờ được nhìn nhận như là một tập hợp văn kiện độc lập với những đặc điểm và mục đích riêng biệt. Thông thường chúng được xếp vào Quân trung từ mệnh tập theo phương thức biên tập “vựng dĩ thành tập” của Ức Trai di tập (tức phân chia văn chương Nguyễn Trãi ra làm hai loại: Văn và Thơ, đồng thời tập hợp vào tên các tác phẩm đã được biên tập từ trước như: Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập ). Điều này dẫn tới nhiều bất hợp lí phát sinh mà khi nghiên cứu nhiều người cũng đã nhận ra. Tuy nhiên do đã được định hình với bản in Phúc Kiến, giới nghiên cứu đành vẫn dựa vào đó để khai thác. Trong các tác phẩm muộn hơn như Cổ văn trích dịch (1927) của Phó Đức Đôn, Nguyễn Trãi toàn tập (các bản năm 1969 và 1976), Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (1999-2000), những văn kiện Tấu biểu này vẫn xuất hiện chung với thể loại thư từ lệnh dụ. Mới đây nhất, khối văn kiện này đã được tác giả Nguyễn Văn Nguyên khảo sát và giới thiệu đến với người đọc qua chuyên luận Tấu, biểu đấu tranh ngoai giao của Nguyễn Trãi do Viện Viễn Đông Bác Cổ, Viện Cao Học Thực Hành và Nhà Xuất Bản Thế Giới phối hợp ấn hành. Đây là lần đầu tiên khối văn kiện đấu tranh ngoại giao kể trên được giới thiệu một cách tập trung, đầy đủ trong một chuyên luận.


    Phong cách nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Không kể phần giới thiệu về phong cách của ông trong các bộ tổng tập , có thể kể ra một số tác phẩm như Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất (Bùi Duy Tân), Tìm hiểu phương pháp lập luận của Nguyễn Trãi trong Quân trung từ mệnh tập (Đặng Thị Hảo), Quân trung từ mệnh tập – tập văn chiến đấu có ý nghĩa lịch sử quan trọng ở thế kỉ XV(Nguyễn Văn Nguyên) .Các chuyên luận này chủ yếu tập trung nghiên cứu nghệ thuật hùng biện của Nguyễn Trãi ở các mặt: hành văn, lí lẽ dùng đối phó với những lập luận của quân giặc. Riêng vấn đề sử dụng từ hội khi trích dẫn điển lại được ít người đề cập. Đây là thuận lợi mà cũng là khó khăn cho chúng tôi khi thực hiện niên luận này.


    4. Phạm vi tư liệu.


    Chuyên luận Tấu, biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi (tác giả Nguyễn Văn Nguyên.NXB Thế Giới.Viện Cao học thực hành. Viện Viễn Đông Bác Cổ.Hà Nội.2003) khi xuất bản đã thực sự chứng tỏ sự ưu việt của nó so với các văn bản chứa khối văn kiện Tấu, biểu của Nguyễn Trãi trước đây về mức độ tập trung của văn bản, về xuất xứ cũng như về phân loại và khảo dị. Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Văn Nguyên đã giới thiệu tới người đọc phần chữ Hán kèm theo dịch nghĩa và khảo dị của 18 văn kiện phát sinh trong những lần giao thiệp với nhà Minh của triều Lê, kéo dài từ Tháng 12 năm 1426 tới Tháng Giêng năm 1437. Toàn bộ khảo sát, đánh giá và phân tích của chúng tôi sẽ dựa trên 18 văn kiện được giới thiệu trong chuyên luận này.


    5. Phương pháp nghiên cứu.


    Trong niên luận này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp: thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp, thực chứng


    6. Bố cục niên luận.


    Bao gồm 5 phần chính:


    I. Phần mở đầu.


    1. Lí do chọn đề tài.

    2. Mục đích nghiên cứu.


    3. Lịch sử vấn đề.


    4. Phạm vi tư liệu.


    5. Phương pháp nghiên cứu.


    6. Kết cấu niên luận.


    II. Phần nội dung.


    1. Tấu, biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi.


    1.1 Tấu, biểu – thể văn hành chính thời trung đại.


    1.1.1.Khái niệm.


    1.1.2.Cấu trúc.


    1.2 Tấu biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi.


    2. Nghệ thuật sử dụng điển, dẫn trong tấu, biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi.


    2.1 Điển cố, dẫn dụ trong văn học trung đại.


    2.2. Nghệ thuật sử dụng điển, dẫn trong Tấu, biểu đấu tranh ngoại giao của Nguyễn Trãi.


    III. Kết luận.


    IV. Tài liệu tham khảo.


    V. Phụ lục.
     
Đang tải...