Tiểu Luận Tiểu luận Vấn đề nợ và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tiểu luận Vấn đề nợ và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam
    Giới thiệu chung

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    PHẦN MỞ ĐẦU 2
    MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT. 3
    PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 4
    I. Một số thuật ngữ: 4
    I.1. Các khái niệm: 4
    I.2. Về cơ cấu: 5
    I.3. Loại hình nợ: 5
    II. Nguồn gốc hình thành nợ: 5
    III. Các chỉ tiêu đo lường nợ. 6
    PHẦN II: TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 2011 9
    I. Các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của Việt Nam 9
    II. Nhận định về nợ nước ngoài của Việt Nam 12
    PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ, GIẢM NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 14
    I. Siết chặt quản lý để sử dụng hiệu quả hơn. 14
    II. Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài 14
    III. Một vài kiến nghị góp phần quản lý nợ, giảm vay, giảm nợ nước ngoài 15
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế nước ta đang giai đoạn mở cửa để phát triển kinh tế. Để nền kinh tế tăng trưởng thì bên cạnh các nguồn lực trong nước, chúng ta cần huy động nguồn lực bên ngoài, trong đó có vấn đề vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế. Vay nước ngoài nhằm bổ sung các nguồn lực cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng nó cũng có cái giá phải trả khi nợ nước ngoài tăng nhanh, việc sử dụng nợ vay kém hiệu quả, thất thoát lãng phí, dịch vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, tốc độ xuất khẩu gặp khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ. Sự tồn đọng của nợ nước ngoài là một hiện tượng phổ biến của các nước Thế giới Thứ ba vào giai đoạn phát triển kinh tế khi tiền tiết kiệm trong nước có ít, những thâm hụt trong tài khoản vãng lai cao, và nhập khẩu vốn là cần thiết để tăng các nguồn lực nội địa. Đối với nước ta việc vay vốn nước ngoài là cần thiết, nhưng việc quản lý, sử dụng nợ có hiệu quả đảm bảo nợ bền vững và trả được nợ là vấn đề cần quan tâm.
    Xuất phát từ những lý do trên, sau khi được học tập và nghiên cứu Môn kinh tế phát triển tại Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh và qua quá trình công tác thực tế, tôi chọn tiểu luận “Vấn đề nợ và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam”. Với nội dung của tiểu luận nhằm rút ra được tình hình nợ của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về quản lý nợ vay nước ngoài đảm bảo bền vững.
    Nội dung nghiên cứu của tiểu luận chưa đề cập đầy đủ về nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài của các nước thuộc Thế giới Thứ ba. Tiểu luận chỉ đưa ra một số lý thuyêt chính về khái niệm nợ nước ngoài, nguồn gốc nợ, các chỉ tiêu đo lường nợ và tỉ lệ nợ đảm bảo an toàn bền vững phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những đánh giá về nợ nước ngoài và cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam, những khuyến nghị đề xuất chưa đầy đủ nhưng phần nào đã góp phần nâng cao trình độ lý luận của bản thân.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...