Tiểu Luận Tiểu luận Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [SUP]Tiểu luận[/SUP][SUP]:[/SUP]
    "Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc"

    Mở đầu
    Ngày 14/5 cuộc hội thảo "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng MTTQ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh" khẳng định một trong những tài sản vô giá mà Bác Hồ để lại cho dân tộc và các thế hệ mai sau là tư tưởng Hồ Chí Minh gồm hệ thống những quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng ấy nổi bật lên quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc và mặt trận dân tộc thống nhất. Nhiều tham luận, ý kiến đều ca ngợi tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc, thể hiện sâu sắc nhất ở chỗ Bác đã nhìn nhận, đánh giá tất cả các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều có truyền thống đoàn kết, yêu nước và tinh thần cách mạng như nhau. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần phải quán triệt sâu sắc tư tưởng đại đoàn kết của Người nhằm không ngừng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khối đại đoàn kết toàn dân trong MTTQ Việt Nam phải luôn được củng cố, phát triển sâu rộng và gắn kết chặt chẽ với tinh thần đoàn kết quốc tế.
    Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành công của cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản. Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
    Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công là một chiến lược, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.
    ĐĐK trở thành cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam, gắn với tên tuổi và sự nghiệp của HCM.


    I .Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
    1. Nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thành truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam.
    Dân tộc ta hình thành, tồn tại và phát triển suốt bốn ngàn năm lịch sử, gắn liền với yếu tố cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước.
    Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước
    Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng của những người cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng một tâm lý. Nghĩa là cố kết thành dân tộc.
    Mặt khác, dân ta phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang hung bạo. Để chiến thắng dân ta phải xiết chặt muôn người như một, chống xâm lược tạo nên truyền thống đoàn kết quý báo của dân tộc.
    Yêu nước, nhân nghĩa, trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với XH, lấy dân làm gốc, coi trọng lòng khoan dung độ lượng, hòa hiếu, không gây thù oán, cố kết cộng đồng đã trở thành tình cảm tự nhiên của mỗi con người Việt Nam.
    Chủ nghĩa yêu nước cố kết cộng đồng và triết lý nhân sinh, được khái quát thành tư duy chính trị, phép ứng xử của con người trong tình làng nghĩa nước: “ Nước mất thì nhà tan, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.”
    Bác tổng kết: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước .”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...