Tiểu Luận Tiểu luận triết học_chương trình cao học: Nho giáo trong văn học Việt nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU​ I. Lý do chọn đề tài
    Từ thế kỷ thứ III (TCN), dưới triều đại Vua Thục An Dương Vương, nước Âu Lạc đã là quốc gia có quy củ. Hình thức nhà nước quân chủ có tính chất tập quyền đã ra đời. Khối thống nhất dân tộc hình thành từ đó. Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc hình thành sớm bằng con đường tự nguyện của các bộ tộc. Và khối đoàn kết dân tộc luôn luôn được tăng cường.
    Từ buổi đầu dựng nước đến nay, người Việt Nam đã liên tục chiến đấu để giành chủ quyền dân tộc, bảo vệ Tổ quốc đấu tranh chống nạn cát cứ, chống áp bức, bóc lột, chống lại các lực lượng phá hoại của giới tự nhiên, xây dựng cuộc sống ấm no, công bằng hơn và đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong các cộng đồng lớn nhỏ. Trong cuộc chiến đấu trường kỳ và vô cùng gian nan ấy người Việt Nam đã sớm hình thành những quan điểm, tư tưởng, những tri thức chung của giới tự nhiên, xã hội, về con người và phương pháp tư duy. Những tri thức đó đã vai trò thế giới quan, phương pháp luận chi phối tư tưởng, hành động của hàng trăm thế hệ.
    Dưới thời phong kiến, từ thời Âu Lạc đến cuối thế kỷ XIX, người Việt Nam ít có các trước tác về triết học, về tư tưởng quy mô lớn, ít có người chuyên bàn về triết học như những nước khác, nhưng cộng đồng người Việt Nam đã đông, biết suy nghĩ, hành động theo những nguyên tắc nhất quán, điều đó chứng tỏ thế giới quan của người Việt Nam đã suy nghĩ và hành động rất thống nhất trong quan niệm về bổn phận và nghĩa vụ: bổn phận với gia đình, nghĩa vụ với Tổ quốc. Có lẽ không có dân tộc nào mà số anh hùng hy sinh đời mình để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ giống nòi đông như ở Việt Nam: “Ra ngỏ gặp anh hùng”.
    Người Việt Nam coi trọng đạo lý, coi trọng cuộc sống tinh thần, dám coi thường cuộc sống vinh hoa phú quý, coi trọng khí tiết, trọng danh dự, kiên cường bất khuất, đúng là “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (giàu sang không thể quyến rũ, nghèo hèn không đổi chí, sức mạnh không thể khuất phục).
    Trân trọng và tiếp thu những tri thức của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam từ những buổi đầu dựng nước, người viết quyết định chọn đề tài này để thêm một lần nữa thấm nhuần những tư tưởng đạo đức đáng quý ấy và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, hành động của mình để sống nhân văn hơn, nhân bản hơn, có ích cho mọi người, cho đời và cho Tổ quốc thân yêu.


    II.Mục đích nghiên cứu
    Sau chiến thắng Điện biên phủ chấn động toàn cầu, chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc, kỳ diệu “hiện tượng Việt Nam”, “sức mạnh thần kỳ” của dân tộc Việt Nam đã trở thành biểu tượng chiêm ngưỡng của bạn bè khắp năm châu, trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
    Đồng chí Lê Duẩn nói: ”Ta là người Việt Nam, nhưng ta hiểu rõ ta cũng không phải là việc dễ, hiện nay chưa phải là chúng ta đã hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu” (Cách mạng XHCN ở Việt Nam, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1976)
    Bằng hình ảnh thơ, đồng chí Tố Hữu cũng đã viết:
    “Việt Nam !
    Người là ta mà ta chưa bao giờ hiểu hết
    Người là ai?Mà sức mạnh thần kỳ”
    (Với Đảng, mùa xuân, 1977)
    Ta chưa hiểu hết ta.Và có lẽ điểm mà ta hiểu biết sơ sài nhất về ta chính là sự hiểu biết về triết lý, tư tưởng, về cách tư tưởng của ta. Đề tài này mong muốn góp một phần nhỏ vào chổ hiểu biết đó: Tìm hiểu con người Việt Nam trong lịch sử ở phương diện ý thức để nhằm khẳng định những giá trị truyền thống văn hóa tư tưởng Việt Nam, để làm cơ sở nghiên cứu lịch sử, văn học nghệ thuật để góp phần xây dựng nội dung giáo dục con người mới XHCN Việt Nam .
    Để đạt được mục đích ấy, người viết đề ra yêu cầu: cố gắng phác họa đúng chân dung vốn có của hệ tư tưởng Nho giáo, những cái tốt và cái không tốt nghĩa là không chỉ nhằm ca ngợi truyền thống hay chỉ nhằm phê phán tư tưởng phong kiến.
    III.Lịch sử vấn đề

    Từ mấy chục năm nay có không ít các nhà nghiên cứu đề cập đến tư tưởng Việt Nam, nhưng số công trình chuyên bàn về hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thì còn rất ít ỏi.
    Nghiên cứu về hệ ý thức Nho giáo Việt Nam dưới thời phong kiến, tức là nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi dân tộc, những vấn đề quá khứ, nhưng chưa phải đã mất hẳn, do đó phải đặc biệt chú ý đến tính dân tộc, tính truyền thống và cả tính thời sự nữa.
    Tuy nhiên, với cấp độ nghiên cứu là một Tiểu luận cho học phần Triết học dành cho học viên cao học không thuộc nghành chuyên Triết vì thế người viết chỉ có thể phác họa ra những nét cơ bản nhất, cốt lõi nhất đúng với diện mạo vốn có của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời phong kiến và nhận định đúng bản chất của nó.
    IV.Phương pháp nghiên cứu
    Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, do vậy người viết nhận thấy đây là hệ tư tưởng, tức là thuộc về loại tư duy lý luận, thuộc về một bộ môn khoa học triết học cho nên trước hết lấy lập trường, quan điểm và phương pháp triết học Mác-Lênin làm phương pháp luận chỉ đạo quá trình nghiên cứu. Đồng thời kết hợp với phương pháp trực quan, thể nghiệm, kết hợp với phân tích suy lý một cách khách quan và phương pháp xây dựng mô hình cấu trúc-nội dung của các khái niệm, các quan điểm tư tưởng.
    V.Kết cấu của Tiểu luận
    Chương I. Cơ sở của truyền thống văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến
    1. Điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội sản sinh nền Văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến.
    2.Tâm lý xã hội và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam
    Chương II. Đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời phong kiến.
    1. Lịch sử phát triển và kinh điển Nho giáo.
    2. Vài vấn đề cơ bản của Nho giáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...