Tiểu Luận Tiểu luận TN TCLLCT: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường TH

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận gồm 28 trang

    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 2

    PHẦN NỘI DUNG:

    Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh 7
    và của Đảng-Nhà nước ta về công tác Giáo dục-Đào tạo.

    - Tiết 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Giáo dục-Đào tạo. 7
    - Tiết 2: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Giáo dục-Đào tạo. 7
    - Tiết 3: Quan điểm của Đảng ta về vấn đề Giáo dục-Đào tạo. 8
    - Tiết 4: Quan điểm của Bộ Giáo dục- Đào tạo. 11

    Chương 2: Thực trạng, phương hướng và giải pháp nhằm 12
    nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

    - Tiết 1: Thực trạng việc sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường 12
    Trung học cơ sở trong thời gian vừa qua.
    - Tiết 2: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất 16
    lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Trung
    học cơ sở giai đoạn 2007-2010.
    - Tiết 3: Mục tiêu, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ nói chung 18
    và đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung
    học cơ sở nói riêng.
    - Tiết 4: Những giải pháp xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. 19
    - Tiết 5: Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử 21
    dụng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường
    Trung học cơ sở .
    - Tiết 6: Những ý kiến đề xuất. 23


    PHẦN KẾT LUẬN 26

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 28


    PHẦN MỞ ĐẦU

    Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng con người là hai nhiệm vụ mang tầm chiến lược to lớn, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhận thức và thực hiện chiến lược xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”.

    Có thể nói công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ tiêu biểu, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về nhiệm vụ chính trị của giai đoạn đó. Tất cả những yêu cầu trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cơ sở, gắn với đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

    Tổ chức cơ sở là hình thức thu nhỏ của xã hội. Mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội đều diễn ra hàng ngày ở cơ sở. Cán bộ cơ sở là những người hàng ngày tiếp xúc với nhân dân, đem chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tuyên truyền, vận động nhân dân, lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân thực hiện. Biến những chủ trương chính sách, những nhiệm vụ của địa phương thành phong trào cách mạng của quần chúng. Đội ngũ cán bộ cơ sở là nòng cốt trong xây dựng sự đoàn kết trong Đảng và nhân dân. Vai trò và uy tín của Đảng có được nâng cao hay không đều thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở. Thực tế đã chứng minh: Nơi nào có đội ngũ cán bộ cơ sở tốt thì ở đó có phong trào phát triển và ngược lại.

    Hoạt động dạy và học trong nhà trường trường Trung học cơ sở là một hoạt động cơ bản. Cùng với các hoạt động khác, nó kết hợp thành nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh. Nó cung cấp cho học sinh vốn kiến thức cơ sở góp phần vào mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí của cả nước, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là bậc học có điều kiện để bước đầu định hướng lại cho học sinh, phù hợp với xu thế của thời đại, theo hướng đào tạo vào đời hoặc tiếp tục học lên.

    Muốn cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức thì việc giảng dạy của Thầy Cô giáo phải được coi là phương tiện giúp học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức và ôn luyện thường xuyên tri thức đã được học. Vì vậy nếu chỉ một mình Thầy Cô giáo độc lập theo phương pháp sẵn có thì rất khó thành công, mà cần phải dùng tới trí tuệ và kinh nghiệm của đồng nghiệp, kết hợp với chỉ đạo, định hướng của cấp trên, để tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học. Nhờ đó chất lượng bài giảng được nâng cao giúp học sinh có được phương pháp học mới phù hợp với nội dung yêu cầu đổi mới. Cũng từ đó xây dựng được một đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm trong chuyên môn, có tinh thần giúp đỡ nhau. Để từ đó có năng lực giảng dạy tốt góp phần vào mục tiêu giáo dục của nhà trường: Thầy dạy tốt, Trò học tốt. Một hoạt động trong chuyên môn có tác dụng rất lớn để các đồng chí giáo viên làm tốt những điều trên, đó là việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn là nơi tập hợp các đồng chí giáo viên có cùng phân môn giảng dạy và các buổi sinh hoạt tổ sẽ giúp giáo viên có định hướng rõ ràng, nắm bắt cập nhật những nội dung, phương pháp và thông tin của bộ môn mình trực tiếp giảng dạy. Để từ đó nâng cao tác dụng bồi dưỡng chuyên môn và chất lượng giảng dạy đáp ứng nhu cầu đổi mới về chuyên môn.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1- Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng.

    2- Nghị quyết TW II - khoá VIII.

    3- Nghị quyết TW III - khoá VIII.

    4- Hồ Chí Minh về Giáo dục.

    5- Luật Giáo dục và Đào tạo – 1998 và 2005.

    6- Điều lệ Trường Trung học Bộ GD&ĐT - 2000.

    7- Một số tài liệu trong chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị.

    8- Đề án Tỉnh uỷ . về Giáo dục và Đào tạo.

    9- Đề án . Huyện uỷ về Giáo dục và Đào tạo.

    10- Tiêu chuẩn Trường Trung học chuẩn quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...