Tiểu Luận Tiểu luận tình huống chuyên viên chính: Giải pháp phân loại nợ, phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận chuyên viên chính: Giải pháp phân loại nợ, phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế
    MỞ ĐẦU
    Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng. Tín dụng đã và đang là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng thương mại thường rất nặng nề: làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng.
    Rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều không tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Thực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy hoạt động tín dụng luôn song hành với rủi ro. Vì vậy việc tìm ra những giải pháp phát hiện, phòng ngừa nợ xấu để hạn chế rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như của các nhà điều hành ngân hàng.
    Với xu hướng toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã hội nhập AFTA, ra nhập WTO, hội nhập với cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hiện nay đang xảy ra trên quy mô toàn thế giới thì việc phát hiện sớm để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các ngân hàng là đòi hỏi cấp bách để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, đổi mới và cơ cấu lại doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí cho nhà nước, có cơ hội để các ngân hàng đổi mới hoạt động tạo đà phát triển.
    Nhận thức tầm quan trọng của việc làm trong sạch bảng tổng kết tài sản, các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng đã xây dựng đề án xử lý nợ xấu tồn đọng, lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình và hướng các hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế, xây dựng ngân hàng theo hướng tập đoàn tài chính hiện đại trong tương lai.
    Tuy nhiên, việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng là công việc thực sự khó khăn từ trước tới nay chưa được làm triệt để, dứt điểm. Vì vậy, muốn làm tốt cần phải thay đổi tư duy từ trong cách nghĩ đến cách làm, từ cấp ra văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến cấp thực hiện. Việc quản lý và xử lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng phải được thực hiện một cách thực sự cầu thị, linh hoạt và có hiệu quả.
    Các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong những năm qua đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó các ngân hàng thương mại cũng gặp phải không ít khó khăn trong hoạt động xử lý nợ xấu. Đối với hoạt động phân loại, xử lý nợ xấu còn chưa đồng bộ, chưa có chiến lược rõ ràng. Nội dung chủ yếu trong xử lý nợ xấu hạn chế ở phạm vi từng khoản vay đã phát sinh mà chưa có chiến lược phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro tín dụng, quản lý danh mục cấp tín dụng. Từ các góc độ trên mà tiểu luận “Giải pháp phân loại nợ, phòng ngừa rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu.


    NỘI DUNG
    I. Nội dung tình huống
    Từ năm 2002, thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á và một số nước phát triển tài trợ, một số NHTM nhà nước và NHTM cổ phần đã thực hiện kiểm toán quốc tế theo cả hai chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế từ năm 2000 đến 2005.
    Theo đánh giá của một số tổ chức kiểm toán quốc tế (Ernst & Young, Price Whaterhouse Coopers, KPMG) đã thực hiện kiểm toán tại một số NHTM nhà nước và NHTM cổ phần trong giai đoạn từ năm 2000-2010, đều khuyến cáo tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng này đang ở mức rất cao, đặc biệt ở một vài NHTM nhà nước. Tuy nhiên, các phương pháp cũng như kết quả kiểm toán quốc tế tại các NHTM cho đến nay vẫn chưa được công bố rõ ràng và đầy đủ, ngoại trừ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam công bố số liệu nợ xấu theo đánh giá của kiểm toán quốc tế năm 2004 - 2005 lên đến vài chục phần trăm.
    Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế có những đánh giá thận trọng hơn, ước đoán tình hình nợ xấu bình quân của các NHTM Việt Nam vào khoảng 30% ở giai đoạn 2000-2002, khoảng 15% ở giai đoạn 2004-2005 và năm 2010 vào khoảng dưới 10%.
    Đánh giá về các ngân hàng Việt Nam, một trong 3 tổ chức định mức tín nhiệm lớn nhất thế giới là Công ty Standard and Poor’s cho rằng: Các NHTM Việt Nam đang hoạt động với nhiều rủi ro như công khai tài chính kém, thiếu minh bạch; chất lượng tài sản kém; trình độ quản lý rủi ro thấp; trình độ thẩm định dự án và cho vay của các ngân hàng còn yếu kém Các NHTM nhà nước cho vay vẫn còn tập trung nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước trong khi các doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả, khiến các NHTM nhà nước luôn đứng trước rủi ro lớn, Các NHTM cổ phần tuy không bị gánh nặng hành chính cồng kềnh như các NHTM nhà nước nhưng vốn điều lệ lại quá nhỏ, khoảng 5 triệu USD một ngân hàng, nên không thể tập trung cho các khoản vay lớn. Các NHTM nhà nước và cổ phần đều không thể thoát khỏi tình trạng nợ khê đọng và quá hạn thực tế chiếm tỷ lệ cao. Việc đánh giá chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng do báo cáo kém và tình trạng thiếu minh bạch.
    Vµo giữa năm 2004 và năm 2009, Ng©n hµng Nhµ n­íc thùc hiÖn kh¶o s¸t về tình hình nợ xấu t¹i mét sè NHTM nhµ n­íc, với nội dung tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp có dư nợ cho vay và bảo lãnh từ 3 tỷ đồng trở lên, với c¸c tiªu chÝ đánh giá dựa trên: kết quả hoạt động kinh doanh; tỷ lệ nợ trung dài hạn trên vốn chủ sở hữu; lịch sử cho vay, trả nợ và tình hình công nợ (nợ khoanh, nợ chờ xử lý, nợ khó đòi, nợ đã bị xử lý bằng dự phòng rủi ro) tại các tổ chức tín dụng Kết quả đợt khảo sát này cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM ở mức khá cao, gần với kết quả của kiểm toán quốc tế. Trong đó, dư nợ của những khách hàng thua lỗ đến mức âm vốn chủ sở hữu, hoặc đã ngừng hoạt động, hoặc đang bị khởi kiện lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng; các khoản vay không có tài sản bảo đảm vẫn còn chiếm số lượng khá lớn; nguồn vốn hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước là vốn vay ngân hàng
    Tỷ lệ nợ xấu ở mức cao phản ánh chất lượng hoạt động, năng lực tài chính yếu kém của ngân hàng; hạn chế khả năng mở rộng quy mô kinh doanh; làm giảm uy tín của ngân hàng, là nguyên nhân có thể gây ra sự đổ vỡ cục bộ tại một ngân hàng và có khả năng gây phản ứng lan truyền đến an toàn hoạt động của toàn hệ thống, ảnh hưởng đến nền kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
    Để nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phõn loại nợ và xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo thông lệ quốc tế để đề xuất các giải pháp xử lý là thiết thực và cấp bách.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 0
    MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 3
    I. Nội dung tình huống. 3
    II. Phân tích tình huống. 4
    1. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa đánh giá của Việt Nam và các tổ chức quốc tế về nợ xấu của NHTM 4
    1.1. Về mặt tiêu chí và phương pháp phân loại nợ. 5
    1.2. Về trình độ của hệ thống thông tin, kế toán. 5
    1.3. Về văn hoá hành xử và rủi ro đạo đức. 6
    2. Những rủi ro tiÒm Èn gia tăng nợ xấu xác định theo thông lệ quốc tế cưa các NHTM Việt Nam 6
    2.1. Năng lực quản trị ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro của các NHTM còn yếu. 6
    2.2. Cơ cấu tín dụng của hệ thống NHTM chậm chuyển dịch. 7
    2.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng. 8
    2.4. Cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. 8
    2.5. Tình trạng “đánh bóng” ngân hàng trong ngắn hạn để thu hút các nhà đầu tư 9
    2.6. Môi trường kinh tế kém minh bạch. 9
    2.7. Nợ mất vốn theo dõi ngoại bảng còn chiếm số lượng lớn. 11
    2.8. Cơ chế phân loại nợ hiện hành chưa phát huy tác dụng buộc các NHTM phải bộc lộ đúng nợ xấu 11
    III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÂN LOẠI NỢ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO CỦA NHTM VIỆT NAM THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ. 12
    1. Hệ thống chỉ tiêu. 13
    1.1. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp. 13
    1.2. Đối với khách hàng là tổ chức tín dụng. 15
    1.3. Đối với khách hàng là cá nhân. 16
    2. Xác định cơ cấu tính điểm, xếp hạng khách hàng. 16
    3. Kết hợp phương pháp định tính và định lượng. 17
    4. Xác định tổng số dự phòng phải trích lập để bù đắp rủi ro. 18
    5. Tổng hợp nợ xấu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam 18
    6. Giải pháp xử lý các khoản nợ xấu của NHTM . 19
    Kết luận và kiến nghị 20
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...