Tiểu Luận Tiểu luận: tìm hiểu về hình tượng Đạt Ma

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: tìm hiểu về hình tượng Đạt Ma


    NỘI DUNG


    Lược sử về sư tổ Daruma.



    Bodai Daruma (菩提達磨) hay Daruma Daishi (達磨大師) là phiên âm tiếng Nhật của Bodhidharma tức Bồ Đề Đạt Ma, thường được gọi với tên Daruma (Đạt Ma). Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma là người đã tạo cho Thiền tông thành một tông phái quan trọng của Phật giáo, mặc dầu Thiền tông đã được truyền từ đức Phật Thích Ca cho Tổ Ca Diếp tại hội Linh Sơn. Từ Tổ Ca Diếp, tức Sơ Tổ Thiền tông được nối tiếp truyền tại Ấn Ðộ cho đến Tổ thứ 28 là Bồ Ðề Ðạt Ma. Ðiểm đặc biệt là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma lại rời Ấn Ðộ mà qua Trung Hoa rồi tạo lập ra một tông phái mà sau này trở nên riêng biệt trong 10 tông của Phật giáo. Từ đó mà Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma thường được gọi là Sơ Tổ Thiền tông tại Trung Hoa, chính nhờ sự truyền bá này mà Thiền Tông có một bước phát triển mới nở rộ tại Trung Hoa, sau đó lan sang các nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam


    Các tư liệu về Đạt Ma được lưu truyền trong sử sách Trung Quốc. Tư liệu lịch sử đáng tin cậy nhất nhắc đến Đạt Ma lần đầu tiên có lẽ là Lạc Dương Già Lam Ký (547) của Trần Huyễn Chi, một người sống khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Tiếp theo đó, sự tích về Đạt Ma thấy chép trong bài tựa của Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận, do Đàm Lâm soạn. Qua bài tựa ấy, được biết ông xuất thân miền nam Ấn Độ, có học trò như Đạo Dục, Huệ Khả.


    Những truyện ký trên căn cứ vào tư liệu có trước khi Thiền Tông ra đời. Có thể Đạt Ma chỉ là một người trong nhóm những nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc truyền đạo nhưng người đời sau đã kể những câu chuyện nhằm thần thánh hóa vị sư Đạt Ma. Chuyện thần thánh hóa hình tượng của vị khai tổ, đối với chúng ta, có lẽ không quan trọng bằng câu hỏi vì cớ gì uy tín của ngài đã làm cho Tổ được nhiều người ngưỡng mộ đến vậy. Ảnh hưởng to lớn của Đạt Ma đối với giới tăng sĩ mới đúng là chứng cứ trung thực nhất để đánh giá tầm cỡ của ngài.


    Những truyện ký về Bồ Đề Đạt Ma là những văn kiện cổ xưa và rất hiếm hoi. Tuy vậy, cùng với thời gian và qua sự phát triển của tư tưởng Thiền tông, loại Đạt Ma Truyện được thêu dệt thêm lên với nhiều sự tích với bối cảnh lúc ở Ấn Độ, lúc ở Trung Quốc, với dụng ý lý tưởng hóa tổ sư. Dù rằng về mặt giá trị sự thực lịch sử, những chuyện này không đáng tin cậy nhưng đứng trên quan điểm công cụ truyền bá tư tưởng Thiền Tông thì chúng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.


    Hình tượng Đạt Ma mang một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển và truyền bá Thiền tông. Vị sư tổ Đạt Ma đã trở thành hình mẫu lý tưởng của sự giác ngộ Phật đối với các thiền sư đời sau. Vậy để tìm hiểu rõ thêm về hình tượng Đạt Ma, tôi xin giới thiệu một số sự tích mang tính lịch sử về Đạt Ma nhằm hiểu một cách khái quát về con người Đạt Ma và những đóng góp của ông trong sự hình thành và phát triển của Thiền tông.
     
Đang tải...