Thạc Sĩ Tiểu luận: Tìm hiểu quan điểm đổi mới của đảng về giáo dục - đào tạo và tình hình phát triển của sự

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà nền tảng của sự phát triển này là giáo dục - đào tạo.
    Vì vậy, tất cả các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục.
    Trong khi hoạch định phát triển kinh tế, nhiều nước đặt giáo dục vào vị trí trung tâm, coi giáo dục là điều kiện phát triển kinh tế. Chính vì thế, các nước này đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế - xã hội.
    Đảng ta cũng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, trong đường lối quan điểm của Đảng ta về giáo dục - đào tạo đã có những bước tiến mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7-1996) đã xác định: Giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu".
    Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
    Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Tổng Bí thư cũng đã chỉ rõ: Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn vậy xây dựng nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc . Quan điểm không đúng về đầu tư cho giáo dục trước đây được uốn nắn lại: Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
    Như vậy, đường lối phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng có tầm quan trọng như là một đường lối chiến lược nhằm chấn hưng nước nhà.
    Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo, tôi chọn vấn đề: "Tìm hiểu quan điểm đổi mới của Đảng về giáo dục - đào tạo và tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" làm vấn đề nghiên cứu trong tiểu luận này.
    II. NỘI DUNG
    1. Những yêu cầu cấp bách của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo

    Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức lại về thời kỳ quá độ và tổng kết, khảo nghiệm thực tiễn, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện.
    Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã có sự chuyển mình thực sự. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996) đã kết luận: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đó là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa. Xuất phát từ những thành quả của 10 năm đổi mới, từ những tiền đề đã được tạo ra, Đảng ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    Yếu tố công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu, "công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển XHCN"(1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...