Tiểu Luận tiểu luận tìm hiểu hát quan họ bắc ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Ðịnh, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù ca Huế, dân ca Nam bộ .vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:
    "Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc .
    Chị Hai xinh chị Hai đứng một mình vẫn xinh"

    Ðó là dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh. Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca. Cái trong sáng, rộn ràng của chèo. Cái thổn thức, mặn mà của hát dặm. Cái khoan nhịp, sâu lắng của ca trù. Cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam bộ. Nhưng trên hết, Quan họ mang "khí chất" của chính Quan họ, là hồn của xứ sở Quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc-Bắc Ninh.
    Dân ca Quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và cả cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Trong suy nghĩ đó, CLB Văn hoá xin trân trọng giới thiệu những nét đặc sắc nhất của dân ca Quan họ. Từ khái quát về quê hương Quan họ với những truyền thống xứ Kinh Bắc, về các làng Quan họ, các lề lối ca hát và phong tục giao du. Ðến lời ca Quan họ với sự phân tích về nội dung lời ca và nghệ thuật thơ ca. Âm nhạc trong dân ca Quan họ cũng được điểm với những thể dạng, hình thức cấu trúc điển hình, mối quan hệ giữa âm nhạc với hình thức lời ca .Và không thể thiếu được là một số làn điệu Quan họ, vừa có kinh điển, vừa có cả cải biên, được trình bày bởi tiếng hát dung dị, trữ tình của chính những liền anh, liền chị trên quê hương Quan họ Kinh Bắc.
    Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu dân ca quan họ Bắc Ninh” để hiểu rõ hơn về môn nghệ thuật dân gian vùng Kinh Bắc này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cách biểu diễn, lề lối hát, hay trang phục của dân ca Quan họ Bắc Ninh. Và từ đó đưa ra phương pháp phát huy và bảo tồn quan họ Bắc Ninh.
    3. Phương phá nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Phương pháp tham khỏa tài liệu
    - Phương pháp khảo sát thực tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...