Tiểu Luận Tiểu luận: Thờ Phật và Thờ Thánh mẫu ở vùng đồng bằng nam bộ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Thờ Phật và Thờ Thánh mẫu ở vùng đồng bằng nam bộ


    Nội dung


    THỜ PHẬT VÀ THỜ THÁNH MẪU VÙNG ĐỒNG BẰNG NAM BỘ



    Về những sinh hoạt “tín ngưỡng hỗn dung” trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nhiều tài liệu Đại Nam Địa Dư Chí, mục Văn Hóa cho biết : Núi Bà Rịa phía bắc có ngôi chùa Thần Nữ, núi Thủy Vân ngoài mỏm núi có ngọn Thần Nữ, tục gọi là mỏm Đinh Cô; núi Thần Mẫu, trong động có đền thờ đức Quán Thế Âm lẫn Thần Nữ. Tại nhiều chùa miếu ở Long An, tục thờ Mẫu và Bồ Tát cũng khá phổ biến, nhiều gia đình thờ hỗn dung ngay trong nhà mình. Ca dao Nam Bộ có đoạn : "Phụng hoàng đua, chim sẻ cũng đua, Anh dạo chơi trước miễu, sau chùa, Đông người mua bán, quê mùa thiếu chi ."


    Chúng ta cũng thấy sự hỗn dung này đó được lập lại ở một trung tâm thờ Mẫu khác ở miền Nam Việt Nam, tức là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen, Tây Ninh. Trên một lộ trỡnh dài theo triền nỳi, cả một hệ thống chựa và điện được kiến tạo dày đặc. Lâu lâu, lại được dựng lên một am nhỏ trên đưũng đi và lập tức được khách hành hương dừng lại để khấn vái. Kể từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen gồm có: chùa Trung, Linh Sơn Tiên Thánh Tự, chùa Mới, điện Bà, chùa Hang, chùa Đảnh (đỉnh núi). Chùa Đảnh thỡ nay chỉ cũn lại nền của chựa, do những phỏ hoại trong chiến cuộc vừa qua. Những hỡnh thức thờ phượng sầm uất nhất trong hệ thống này đều tập trung tại chùa Hang.


    Ngày trước mang tên là chùa Đá, đường lên khó khăn. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí đời Nguyễn có ghi lại quang cảnh ở nơi đây như sau : " Lưng núi (Bà Đen) có chùa Đá, ít người đi đến, nhưng nay thỡ hoàn cảnh đó khỏc hẳn. Hệ thống thờ phượng tại đây như sau : Từ bậc cấp ngoài vào thỡ sau chỏnh điện thờ Phật lại có 2 miếu thờ Tiêu Diện Đại Sĩ và thờ Diêu Trỡ Kim Mẫu cỏch nhau khụng xa. Bước vào cửa thỡ thấy ngay những pho tượng Hộ Pháp và Thập Điện Diêm Vương. Kế đó là tượng đức Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát mà người thuờng dâng cúng lễ rất trang trọng trong ngày Tự tứ rằm tháng bảy, ngày Xá tội Vong nhân tức là lễ Vu Lan Báo Hiếu. Ngay sau đó là ba pho tượng ngay hàng là : Đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật Cửu Long (Phật đản sinh) ở chớnh giữa, bờn trỏi (kể từ ngoài nhỡn vào) là tượng đức Quán thế Âm Bồ Tát Chuẩn Đề; bên phải cũng là tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát cầm cành dương liễu và bình nước cam lộ.
     
Đang tải...