Thạc Sĩ Tiểu luận: Tăng cường quản lý nhà nước về thông tin y tế tuyến cơ sở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong sự nghiệp y tế của đất nước nói chung và trong công tác quản lý y tế nói riêng, không thể thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin y tế. Trong thông tin y tế thì thông tin y tế tuyến cơ sở đóng vai trò rất quan trọng vì nó bao gồm những dữ liệu ban đầu, cần thiết cho việc lập kế hoạch y tế, mục tiêu là để đề xuất các giải pháp can thiệp, sửa đổi hay bổ sung các chính sách y tế và lượng giá các giải pháp hay các chính sách đó.
    Yêu cầu cơ bản của thông tin là phải chính xác, đáng tin cậy, kịp thời và đầy đủ. Tuy nhiên, phải có chọn lọc để phù hợp với từng mục tiêu cụ thể. Nếu đạt được các yêu cầu cơ bản thì thông tin mới phát huy được tác dụng tích cực của nó, nhưng hiện nay ở nước ta, chất lượng các số liệu thu thập từ tuyến cơ sở còn rất nhiều hạn chế như: các chỉ số thu thập còn quá nhiều, phương pháp thu thập thông tin và tính toán số liệu còn chưa được chuẩn hoá, các cán bộ y tế cơ sở chưa hiểu hết các ý nghĩa của các chỉ số, có sự thiếu hụt lớn về thông tin, đặc biệt là thông tin về bệnh tật. Do đó, các yêu cầu đặt ra cho các thông tin y tế cơ sở là chưa thể đạt được.
    Cho đến cuối năm 1997, Bộ Y tế mới có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của 10 bệnh cao nhất của bệnh viện chứ không phải thu thập các chỉ số này tại cộng đồng, thậm chí chỉ có hơn 40 tỉnh báo cáo về số liệu mắc và chết do tai biến sản khoa tính đến tháng 6 năm 2007. Hiện nay Bộ Y tế đang tiến hành dự án “Hệ thống thông tin quản lý y tế” để cải tiến chất lượng công tác thống kê nhưng tình hình vẫn chưa đạt yêu cầu như mong muốn.
    Tình hình thu thập số liệu và báo cáo thống kê y tế ở tuyến cơ sở của chúng ta còn nhiều vấn đề cần sửa đổi, trong đó có những vấn đề rất bức thiết. Cả về phương pháp thu thập số liệu và báo cáo, cả về các phương tiện thu thập thông tin cũng như chính sách chế độ đối với công tác này ở tuyến cơ sở cũng còn nhiều bất cập, trong đó có những vấn đề về đào tạo cán bộ, chuyên môn hoá công tác thông tin y tế ở các cơ sở cũng đang là đòi hỏi tương đối khách quan và bức xúc.
    Một ví dụ rất sinh động trong vấn đề thông tin y tế tuyến cơ sở là vấn đề báo cáo thông tin tỉnh Yên Bái: Do thiếu thông tin hoặc thông tin không kịp thời từ tuyến cơ sở về các bệnh quan trọng và các ca chết sơ sinh, uốn ván sơ sinh mà các trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã phải cho phát hành một mẫu phiếu báo cáo riêng với một mức thưởng tiền cho việc báo cáo một ca bệnh như sau: Tất cả các cán bộ y tế hoặc cộng tác viên thôn, bản, y tế xã, huyện, thị trực tiếp báo cáo xác minh được thưởng thấp nhất các định mức: Chết sơ sinh: 3.000đ/người, Uốn ván sơ sinh: 5.000đ/người, Liệt mềm cấp nghi bại liệt: 20.000đ/người/ca bệnh. Mẫu này được phát hành trong khi ở các xã vẫn đầy đủ các loại biểu mẫu của Bộ Y tế phát hành và vẫn có các báo cáo thường kỳ từ tuyến cơ sở về trung tâm y tế dự phòng của tỉnh một cách đều đặn.
    Muốn đạt được mong muốn về các yêu cầu chính xác, kịp thời, đầy đủ của tuyến thông tin y tế cấp cơ sở, trước hết cần nâng cao hơn nữa một bước nhận thức về tầm quan trọng của công tác thông tin y tế của cấp cơ sở. Các cán bộ y tế cần hiểu được vai trò của cán bộ thông tin y tế đến các y tế nói chung, công tác quản lý. Có thể nói nó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của từng địa phương. Mọi thông tin y tế không chính xác, không kịp thời không những làm ảnh hưởng đến công tác chiến lược nói chung mà còn có thể ảnh hưởng ngay đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu hoặc phòng chống bệnh dịch ở địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...