Tiểu Luận Tiểu luận tâm lý học về trí nhớ

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái niệm về trí nhớ
    1. Định nghĩa: Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ.
    2. Đặc điểm của trí nhớ:
    - Trí nhớ phản ánh khả năng của con người
    - Sản phẩm được tạo ra trong quá trình trí nhớ là các biểu tượng.
    - Mức độ đúng đắn, sâu sắc và bền vững của trí nhớ 1 phần phụ thuộc vào nội dung, tình cảm của SVHT, tài liệu cần nhớ và phụ thuộc vào chủ thể của hoạt động nhớ.
    - Liên tưởng là hiện tượng con người thường nhớ SVHT này kéo theo nhớ các sự vật hiện tượng khác ( lien tưởng gần nhau, lien tưởng giống nhau, lien tưởng tương phản, lien tưởng nhân quả )
    3. Vai trò của trí nhớ
    -Trí nhớ có vai trò rất to lớn đối với đời sống tâm lý con người. Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy kinh nghiệm thuộc mọi lĩnh vực : nhận thức, cảm xúc, hành vi
    - Trí nhớ “là điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý”.
    - Trí nhớ là công cụ để lưu giữ lại các quá trình cảm giác và tri giác, giúp con người xác định được phương hướng và có thể ứng xử tức thì với hoàn cảnh sống
    - Trí nhớ là một điều kiện quan trọng diễn ra quá trình nhận thức lý tính. Nó giúp con người tư duy học tập, hiểu biết thế giới và là một thành phần tạo nên nhân cách mỗi người.
    II. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
    1. Quá trình ghi nhớ
    a. Ghi nhớ có và không có chủ định ( Dựa vào mục đích )
    - Không có chủ định: tự nhiên nó nhớ, không có chủ ý
    - Có chủ định: có mục đích, có nỗ lực ý chí, thủ thuật, phương pháp
    b. Ghi nhớ máy móc và có ý nghĩa ( Dựa vào giác quan chiếm ưu thế )
    - Máy móc: lập lại nhiều lần, học vẹt
    - Có ý nghĩa: có sự thông hiểu nội dung của tài liệu, hiểu mối quan hệ lôgic giữa các bộ phận, cần đến tư duy.
    c. Học thuộc lòng và thuật nhớ ( Dựa vào sự gìn giữ và củng cố tài liệu )
    Học thuộc lòng là sự kết hợp giữa ghi nhớ máy móc và và ghi nhớ có ý nghĩa, tức hiểu rồi mới lập lại nhiều lần cho in sâu. Thuật nhớ là việc tạo ra các mối quan hệ giả tạo bên ngoài giúp cho việc nhớ dễ dàng hơn.
    2. Quá trình gìn giữ: Có hai cách: một là ôn lại tài liệu có trong tay, hai là ôn lại tài liệu có trong đầu, tức ôn mà không cần tài liệu!
    3. Quá trình nhận ra và nhớ lại: Nhận ra là việc nhớ lại cái trước đây mình đã gặp khi gặp lại nó trong hiện tại. Nhớ lại là khi không tiếp xúc với nó trong hiện tại nhưng trong đầu của mình vẫn có đầy đủ hình ảnh.
    4. Sự quên: Trí nhớ có ba mức độ:
    - Trí nhớ tái hiện: mức cao nhất, nhớ lại mà không cần “gặp” lại
    - Trí nhớ tái nhận: thấp hơn, có gặp lại thì mới nhớ!
    - Trí nhớ khai thông: mức thấp nhất, “gặp” lại cũng không nhớ!
    Không nhớ hay không nhận ra được gọi là quên. Quên cũng có nhiều mức độ, quên nhiều quên ít. Tuy nhiên quên không là biểu hiện của trí não kém. Đây là quá trình tự nhiên của con người. Vấn đề là biết quên cái gì và nhớ cái gì thế thôi.
    Làm sao để nhớ: Trí nhớ phụ thuộc vào đối tượng, đối tượng có ấn tượng mới tạo sự nhớ dai. Quảng cáo cũng áp dụng điều này. Khi cần nhớ hãy làm cho đối tượng thêm phần ấn tượng. Như trong việc đọc sách, phải biết ngạc nhiên khi nhìn cuốn sách, ngạc nhiên khi thấy cách trình bày của tác giả, ngạc nhiên trước suy nghĩ của họ. Khi ngạc nhiên là khi có ấn tượng!
    Bí quyết giúp có trí nhớ tốt
    - Hãy tập trung. Bất cứ điều gì bạn ghi nhớ, hãy tập trung hoàn toàn vào sự chú ý đó.
    - Sử dụng không gian tự nhiên xung quanh bạn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...