Tiểu Luận Tiểu luận - Tâm lý học kinh doanh

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận - Tâm lý học kinh doanh



    Tài liệu gồm 19 trang


    1.Khái niệm văn hoá

    - Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam” thì văn hóa được hiểu là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

    Văn hóa có thể hiểu theo 2 nghĩa khác nhau:

    + Hiểu theo nghĩa rộng: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy trong quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng xã hội thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại, qua trường kỳ lịch sử đã cấu thành một hệ thống giá trị, những chuẩn mực, những truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, dựa trên đó từng cộng đồng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

    + Hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hóa là hệ tư tưởng, các hệ thống và các thể chế đi theo nó như văn hóa, nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo đức học,.v.v.

    - Theo UNESSCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

    - Mục đích cơ bản của văn hoá nhằm nuôi dưỡng và nâng cao phẩm chất, tính cách và cá tính của con người, luôn luôn hướng tới cái thiện, lòng nhân ái và cái đẹp. Văn hoá làm cho con người phát triển toàn diện.

    - Chức năng cơ bản của văn hoá là tạo ra và củng cố hoà bình, hợp tác của con người với con người, bất kể sắc tộc, màu da, tôn giáo, giàu nghèo, giới tính, nghề nghiệp, ngôn ngữ, văn hoá. Các biểu hiện về nhận thức, hành động văn hoá ở các xã hội khác nhau thì khác nhau. Mỗi một nền văn hoá đều có tính hai mặt rất phức tạp, song nó vô cùng quan trọng tới cuộc sống của con người.

    2.Khái niệm kinh doanh:

    Xét dưới góc độ Tâm lý học quản trị kinh doanh thì kinh doanh được hiểu:

    + Kinh doanh là sản xuất, là quá trình tiêu thụ sản phẩm, là vấn đề dịch vụ không sản xuất nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận.

    + Kinh doanh là một quá trình bao gồm nhiều khâu sản xuất, phân phối, dịch vụ, quảng cáo các sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.

    - Xét dưới góc độ kinh tế:

    + Kinh doanh là một dạng thức của kinh tế với mục đích chính là đạt được lợi nhuận cho chủ thể.

    + Kinh doanh là một, một số hoặc toàn bộ hoạt động của quá trình đầu tư, sản xuất và dịch vụ . với mục đích chính là đạt được lợi nhuận.
     
Đang tải...