Tiểu Luận Tiểu luận: Sự vận dụng những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức trả công lao động trong nền kinh tế thị t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Sự vận dụng những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức trả công lao động trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam


    Tài liệu gồm 46 trang


    Chương I


    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN CÔNG,TIỀN LƯƠNG


    VÀ TỔ CHỨC TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


    I . KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG



    1.Kinh tế thị trường.


    Sự phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thức sản xuất khác nhau, song trong các phương thức ấy cũng có một số hình thức kinh tế chung. Hình thức kinh tế chung đầu tiên trong lịch sử là kinh tế tự nhiên – hình thức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra chỉ để thoả mãn những nhu cầu nội bộ, chủ yếu là nhu cầu cá nhân của người sản xuất. Kinh tế hàng hoá ra đời đối lập với kinh tế tự nhiên. Các quan hệ hàng hoá - tiền tệ được thâm nhập vào tất cả các khâu, các lĩnh vực của nền kinh tế, cả lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nền kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi cái đều được tiền tệ hoá, các yếu tố sản xuât như vốn, tài sản, sức lao động, các sản phẩm và dịch vụ làm ra đều có giá cả và được hình thành do sự tác động của cung và cầu trên thị trường. Ngoài những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường như : đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, hàng hoá dịch vụ phong phú đáp ứng mọi nhu cầu về chất lượng và về thị trường, công nghệ kỹ thuật, mặt hàng thường xuyên đổi mới kinh tế thị trường cũng có những mặt tiêu cực, hạn chế. Đó là những mâu thuẫn xung đột thường xuyên xảy ra, xã hội phân hoá giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, tiêu cực ngày càng gia tăng dẫn đến tình hình không bình thường trong quan hệ kinh tế và trật tự xã hội. Do đó cần phát triển một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế – xã hội cơ bản, vừa kích thích kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, chăm lo lợi ích của các thành viên và đảm bảo lợi ích quốc gia.


    Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá gồm nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một nền kinh tế hàng hoá phát triển với đáp ứng ngày càng cao về số lượng, chất lượng hàng hoá và dịch vụ, nền kinh tế mở có nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại thị trường, lấy qui luật cung cầu là qui luật chi phối sự hoạt động của thị trường. Và đặc biệt Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường bằng pháp luật, hệ thống chính sách và lực lượng kinh tế Nhà nước, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển.


    2. Thị trường sức lao động.


    Theo Các Mác có hai điều kiện cơ bản để sức lao động trở thành hàng hoá: Một là người có sức lao động phải có quyền sử dụng sức lao động, tức là người phải tự do sở hữu năng lực lao động của mình. Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất.


    Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Ngoài giá trị và giá trị sử dụng, nó là một yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất nhưng khác với tư liệu sản xuất ở chỗ nó đưa các yếu tố khác của sản xuất vào hoạt động và tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu . Giống như các hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động đều có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sức lao động bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, những giá trị của chi phí để nuôi dưỡng con người trước và sau tuổi có khả năng lao động, giá trị của chi phí cần thiết cho việc học hành. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động được thể hiện trong quá trình của người chủ sử dụng sức lao động của người làm thuê, nghĩa là trong việc tiêu dùng sức lao động của người làm thuê.


    Thị trường sức lao động là một loại thị trường gắn với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Đối tượng tham gia thị trường sức lao động một bên là những người cần thuê mướn và đang sử dụng sức lao động của người khác và một bên là những người có nhu cầu đi làm thuê hoặc đang làm thuê cho người khác để được nhận một khoản tiền. Đó là tiền lương - tiền công. Người thuê mướn sức lao động chỉ trả công cho người lao động khi người lao động đã tiêu dùng sức lao động một cách hữu ích, tạo ra sản phẩm, toạ ra giá trị mới cho người chủ. Như vậy tiền lương - tiền công chỉ trả cho lao động chứ không phải cho sức lao động.


    II. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG( TL – TC).


    1. 1. Định nghĩa tiền lương, tiền công.


    1.1.Định nghĩa quốc tế.


    Tổ chức quốc tế có công ước số 95( 1949 ) về bảo vệ tiền lương, trong đó quy định : “ Tiền lương là sự trả công hay thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” ( Điều 1)


    1.2.Định nghĩa Việt Nam.


    1.2.1. Định nghĩa tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung :


    “ Tiền lương là phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho cán bộ, công nhân viên, căn cứ vào số lượng chất lượng lao động mà mỗi người cống hiến”.


    Dưới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sức lao động không phải là hàng hoá nên tiền lương không phải là giá cả sức lao động, tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối. Không coi sức lao động là hàng hóa nên tiền lương không phải là tiền trả theo đúng giá trị sức lao động. Tiền lương được coi là một bộ phận của thu nhập quốc dân nên cơ chế phân phối tiền lương phụ thuộc vào vấn đề phân phối thu nhập quôc dân do Nhà nước quy định.


    Hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế có định hướng của Nhà nước, cơ chế thị trường buộc chúng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức, vì vậy những quan điểm về tiền lương cũng phải đổi mới.


    1.2.2 Định nghĩa tiền lương - tiền công trong nền kinh tế thị trường.


    1.2.2.1 Định nghĩa tiền lương :


    Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động, sức lao động là hàng hoá, do vậy tiền lương là giá cả của sức lao động.


    “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động ( doanh nghiệp quốc doanh, cơ quan tổ chức của Nhà nước ) phải trả cho người lao động khi họ hoàn thành một số lượng công việc nào đó dựa theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thông thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.”
     
Đang tải...