Tài liệu Tiểu luận sinh học tế bào

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài : Tiểu luận sinh học tế bào


    I. Tế bào chất và các bào quan
    1.1 Khái niệm tế bào chất và bào quan
    Khái niệm tế bào chất: Là khối nguyên sinh chất (protoplasma) chứa nhiều cấu trúc phức tạp như bào quan, các chất dự trữ, các vi sợi, vi ống tạo nên khung xương của tế bào; nằm trong tế bào và bao quanh lấy nhân. Tế bào chất của một số tế bào có sự phân hóa thành hai lớp:
    + Lớp ngoại chất (exoplasma): ở ngoại vi, mỏng hơn và có độ nhớt cao hơn
    + Lớp nội chất (endoplasma): Ở bên trong và bao quanh lấy nhân, chứa các bào quan như: mạng lưới nội chất , phức hệ golgi, ribosome, ti thể, lục lạp .
    Nếu ta loại bỏ các bào quan thì còn lại khối tế bào chất có cấu trúc gọi là chất nền hay thể trong suốt (cytosol). Thể trong suốt chiếm gần một nửa khối lượng tế bào. Nó có thành phần chủ yếu là protein và nước (khoảng 85%). Thể trong suốt có các protein sợi tạo thành bộ khung xương của tế bào, có hàng nghìn enzym, các ribosome làm nhiệm vụ sinh tổng hợp protein. Ngoài hai thành phần chính là nước và protein, thể trong suốt còn có chứa các loại RNA như mRNA, tRNA; các lipid, gluxit, axit amin, nucleoside, nucleotide, các ion. Đôi khi, thể trong suốt còn chứa các hạt dầu và hạt glycogen với số lượng thay đổi tùy loại tế bào. Thể trong suốt có chức năng quan trọng như:
    1. Là nơi thực hiện các phản ứng trao đổi chất của tế bào, sự biến đổi trạng thái vật lý của thể trong suốt có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào.
    2. Nơi thực hiện một số quá trình điều hòa hoạt động các chất
    3. Nơi chứa các vật liệu dùng cho các phản ứng tổng hợp các đại phân tử sinh học như các gluxit, lipid, glycogen.
    Khái niệm bào quan: Bào quan là cấu trúc siêu vi định khu tại từng vùng riêng biệt trong tế bào chất và thực hiện một chức năng xác định
    Bảng sau thể hiện các loại bào quan có mặt trong tế bào
    Bảng 1: Các bào quan của tế bào
    BÀO QUAN
    CẤU TRÚC MÀNG
    CHỨC NĂNG
    
    Ti thể
    Màng kép, chứa các enzym hô hấp
    Hô hấp tế bào
    
    Lục lạp
    Màng kép, chứa diệp lục, các enzym thực hiện chức năng quang hợp
    Quang hợp
    
    Lưới nội chất trơn
    Hệ thống màng nội bào không có đính riboxom
    Vận chuyển nội bào
    
    Lưới nội chất hạt
    Hệ thống màng nội bào có đính riboxom
    Vận chuyển nội bào, tổng hợp protein
    
    Bộ máy golgi
    Màng đơn trơn, chuyên hóa gồm 1 chồng các bap dẹp hình đĩa (các xitec)
    Đóng gói và xuất xưởng các sản phẩm protein, glicoprotein
    
    Lyzoxom
    Màng đơn, chứa enzym
    Tiêu hóa nội bào
    
    Không bào
    Màng đơn
    Tạo sức trương, dự trữ các chất
    
    Riboxom
    Không màng có cấu trúc phức tạp, đường kính khoảng 25nm
    Tổng hợp protein
    
    Peroxixom
    Màng đơn
    
    
    Trung thể
    Không màng, có cấu trúc hình trụ, gồm hai trung tử xếp vuông góc với nhau
    Phân bào
    
     Tuy nhiên, tất các bào quan trên không phải là cấu trúc bắt buộc ở tất cả tế bào sinh vật. Sự có mặt của các bào quan khác nhau ở loại tế bào và mức độ tiến hóa của sinh vật. Điều này được thể hiện rõ trong hình vẽ
    / /
    Hình 1: Tế bào prokaryote
    Hình 2: Tế bào động vật
    /
    Hình 3: Tế bào thực vật

    II. Một số bào quan
    Ti thể và lục lạp là loại bào quan có màng kép và có vai trò quan trọng đối với tế bào vì chúng là nhà máy chuyển hóa năng lượng của tế bào sinh vật nhân chuẩn. Vì vậy, tiểu luận chỉ đề cập đến hai loại bào quan trên.
    2.1 Ti thể
    2.1.1 Sự phân bố, hình dạng, kích thước
    Dưới kính hiển vi thường, ti thể là những thể nhỏ có hình dạng khác nhau: hình que, hình cầu, hay hình sợi . Ti thể hình cầu có đường kính khoảng 0,5 - 5µm, hình que có đường kính khoảng 0,2µm dài có khi đến khoảng 10µm. Để quan sát được ti thể thường phải nhuộm ti thể bởi Janus, hematoxylin, fucshin acid
    Ti thể là bào quan thực hiện chức năng hô hấp trong tế bào nhân thực hiếu khí. Ti thể có nhiều trong các tế bào tích cực chuyển hóa năng lượng, như tế bào gan, tế bào cơ, tế bào lông hút . Trong tế bào gan động vật có khoảng 1000-1500 ti thể.
    2.1.2 Cấu trúc
    /
    Hình 4: Vị trí, hình thái cấu trúc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...