Luận Văn Tiểu luận Quản trị tại Apple dưới sự điều hành của Steve Jobs

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Khái niệm quản trị và tổ chức 1.1.1 Quản trị là gì? Kể từ khi mới hình thành khái niệm quản trị cho tới nay vẫn chưa có một sự thống nhất nào trong việc định nghĩa cho hai từ “quản trị”. Theo Mary Parker Follett thì “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Theo định nghĩa này thì quản trị là việc bằng cách nào đó, nhà quản trị khiến những người còn lại trong tổ chức làm việc, thực hiện các kế hoạch để đạt được mục đích chung đã đặt ra. Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào củacon người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độvà trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trườngmà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.” Một định nghĩa khác tương đối rõ nét về khái niệm quản trị là của James Stoner và Stephen Robbins. Hai nhà khoa học này cho rằng: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Trong quan điểm này thì quản trị bao gồm một chuỗi các hoạt động diễn ra theo trình tự nhất định. Đầu tiên nhà quản trị phải hoạch định chiến lược, nghĩa là xác định mục tiêu và lựa chọn phương pháp thực hiện. Sau khi đã có mục tiêu, phương hướng hành động, nhà quản trị tiếp tục sắp xếp, phân chia các nguồn lực hiện có cho phù hợp. Đây là các nhiệm vụ cần thiết trong khâu tổ chức. Để công việc đạt hiệu quả tốt thì nhà quản trị phải biết tổ chức hợp lý, sắp xếp đúng người đúng việc, sử dụng tất cả những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất và thông tin cũng như nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất. Giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình quản trị là lãnh đạo. Bằng việc thiết lập môi trường làm việc tốt, nhà quản trị có thể giúp các thuộc cấp làm việc hiệu quả hơn; Và kết thúc quá trình quản trị là kiểm soát: Nghĩa là nhà quản trị cố gắng để đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu những hoạt động trong thực tiễn đang có sự lệch lạc thì những nhà quản trị sẽ đưa ra những điều chỉnh cần thiết. 1.1.2 Tổ chức là gì? Tổ chức là một tập hợp người được sắp xếp một cách có hệ thống và hoạt động vì một mục đích chung nào đó. Ví dụ: một lớp học, một câu lạc bộ hay một công ty/xí nghiệp là những tổ chức. Mọi tổ chức đều có 3 đặc tính chung. Thứ nhất: tổ chức được hình thành và tồn tại vì một đích chung nào đó. Và chính sự khác nhau về mục đích tạo ra sự khác nhau giữa các tổ chức. Thứ hai: mỗi tổ chức là một tập hợp gồm nhiều thành viên. Và cuối cùng là tất cả các tổ chức đều được thành lập theo một trật tự nhất định, có lãnh đạo, có quản lý, có các thành viên. Mỗi vị trí đều có nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng riêng nhưng luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. 1.2 Sự cần thiết của hoạt động quản trị Hoạt động quản trị là những hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tập thể. Nếu mỗi cá nhân sống một mình và tự mình làm việc, không liên hệ với ai thì không cần đến hoạt động quản trị. Nhưng trong một tập thể có nhiều người, nếu mỗi người cứ làm theo ý của mình thì tất yếu sẽ có những ý kiến trái chiều, bởi vì “chín người mười ý”. Do đó, cần phải có một người đứng ra thống nhất tất cả các ý kiến lại. Không có các hoạt động quản trị, mọi người trong tập thể sẽ không biết phải làm gì, làm lúc nào, hoặc làm trùng, công việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn. Giống như hai người cùng điều khiển một chiếc xe đạp, một người thì nỗ lực đạp trong khi người kia thì cố sức bóp thắng, kết quả là chiếc xe không thể tiến lên được. Nếu như có hoạt động quản trị thì hai người trên sẽ biết được nhiệm vụ của mình là gì và phối hợp cùng nhau, kết quả là chiếc xe chạy nhanh về phía trước. Một hình ảnh khác có thể giúp chúng ta khẳng định sự cần thiết của quản trị qua câu nói của C. Mác trong bộ Tư Bản: “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng”. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, muốn gia tăng lợi nhuận phải luôn tìm cách hạn chế chi phí và gia tăng hiệu năng. Hoạt động quản trị là cần thiết để đạt được hai mục tiêu trên, chỉ khi nào người ta quan tâm đến hiệu quả thì khi đó hoạt động quản trị mới được quan tâm đúng mức. Hoạt động quản trị trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn có hiệu quả khi: · Giảm thiểu chi phí đầu vào mà vẫn giữ nguyên sản lượng ở đầu ra. · Hoặc giữ nguyên các yếu tố đầu vào trong khi sản lượng đầu ra nhiều hơn. · Hoặc vừa giảm được các chi phí đầu vào, vừa tăng sản lượng ở đầu ra. · Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra. · Càng ít tốn kém các nguồn lực thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. 1.3 Các chức năng của quản trị Các chức năng quản trị để chỉ những nhiệm vụ lớn nhất và bao trùm nhất trong các hoạt động về quản trị. Vì có nhiều định nghĩa về Quản trị nên cũng có chừng ấy ý kiến về chức năng của quản trị. Theo định nghĩa về quản trị của J. Stoner và S. Robbins như đã giới thiệu ở phần trên thì quản trị có 4 chức năng chính: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. 1.3.1 Hoạch định 1.3.1.1 Khái niệm Hoạt động của con người để thực hiện một việc gì đó khác loài vật ở chỗ con người biết tư duy, suy nghĩ, hình dung, lựa chọn cách làm trước khi con người bắt tay vào thực hiện. Đây là các hoạt động có kế hoạch của con người, hay nói cách khác kế hoạch hóa hay hoạch định là một việc cần thiết và rất đặc trưng trong các hoạt động của con người. Hoạt động quản trị là một trong những dạng hoạt động của con người và chính vì thế cũng rất cần được kế hoạch hóa. Về phương diện khoa học, kế hoạch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...