Tiểu Luận Tiểu luận quản trị rủi ro thanh toán quốc tế cho sản phẩm thủy sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ lâu,thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia nhất là các quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn.Cùng với sự tăng trưởng kinh tế,gia tăng dân cư,nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ cao cấp đến bình dân.Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển,mà còn ở các nước đang phát triển.Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.
    Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá ba sa bước sang một trang mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao.Thị trường xuất khẩu đã mở ra trên 69 quốc gia và vùng lãnh thổ,đặc biệt do chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao ,có thời điểm xuất khẩu cá tra qua thị trường EU đã tăng 214%về khối lượng và giá trị.
    Bên cạnh những thuận lợi đem lại tăng trưởng cho ngành thì cũng còn không ít những khó khăn ,thách thức ,những rủi ro luôn thường trực trên thị trường ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp.Đặc biệt đối với lĩnh vực xuất khẩu thì thanh toán quốc tế thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của chính sách tiền tệ,sự bất ổn chính trị của một quốc gia,sự khác biệt về luật pháp,lựa chọn phương thức thanh toán, Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình trao đổi hàng hóa thời kì hội nhập.Chính vì vậy,nghiên cứu những rủi ro trong thanh toán quốc tế có ý nghĩa không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam
    1. Mục đích nghiên cứu
    Phân tích và nhận định những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế đối với nhà xuất khẩu nói chung.Trên cơ sở phân tích đó,vận dụng vào tình hình xuất khẩu cá tra,cá ba sa ở Việt Nam,đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu những rủi ro này góp phần giúp các doanh nghiệp trong ngành ổn định và phát triển.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu những rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với nhà xuất khẩu cá tra,cá ba sa ở Việt Nam trong những năm gần đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Tìm hiểu thông tin trên mạng
    - Tham khảo tài liệu về thanh toán quốc tế
    - Phương pháp phân tích chuyên sâu ,tổng hợp ,đánh giá ,nhận định khách quan để đánh giá tình hình thực tế.
    - Thảo luận nhóm để rút ra kết luận.
    5. Kết cấu bài nghiên cứu
    Bài nghiên cứu gồm 3 phần :
    Phần 1 : Lời mở đầu
    Phần 2 :Tình hình xuất khẩu cá da trơn Việt Nam
    1) Tình hình xuát khẩu cá da trơn Việt Nam
    2) Đánh giá chung về những khó khăn và thuận lợi của ngành cá da trơn Việt Nam
    3) Rủi ro và giải pháp trong xuất khẩu cá da trơn
    4) Các phương án nhằm tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế
    5) Phân tích ưu nhược điểm của từng phương án
    6) Áp dụng vào thị trường xuất khẩu cá da trơn
    Phần 3: Kết luận:
    3.1. Bài học kinh nghiệm
    3.2. Tóm tắt các giải pháp phòng ngừa và quản trị RR trong hiện tại và tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...