Tiểu Luận Tiểu luận: Quan niệm về bản thể vũ trụ trong Upanishad

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Quan niệm về bản thể vũ trụ trong Upanishad



    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:


    Triết gia Schopenhauer từng nhận xét: “Khắp thế giới không có gì ích lợi, nâng cao tâm hồn con người bằng các Upanishad. Nó đã an ủi đời sống của tôi khi tôi chết”. Upanishad là một trong những kinh quan trọng nhất của thánh kinh Veda, là tác phẩm triết lý cổ nhất của nhân loại, ở đó thể hiện đầy sự kiên nhẫn và cực kỳ tế nhị mà loài người đã gắng thực hiện để tìm hiểu những bí mật của tâm linh, của thế giới, và bản thể các liên quan giữa tâm linh và thế giới Upanishad như nhận định của Will Durant vừa có gì đó cổ như tác phẩm của Homere đồng thời lại có ái gì đó mới như học thuyết của Kant.

    Upanishad chứa đựng trong nó những tư tưởng triết học phong phú và sâu sắc. Vạch ra những nguyên lý tối cao tuyệt đối, bất diệt là bản thể của vũ trụ vạn vật, lý giải về thực chất bản tính con người và mối quan hệ giữa đời sống tinh thần của con người với nguồn gốc bất diệt của vũ trụ, từ đó chỉ ra con đường, cách thức giải thoát con người khỏi sự ràng buộc của thế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn ảo giác phù du.

    Trong những tư tưởng cơ bản ấy thì có thể coi tư tưởng về bản thể của vũ trụ vạn vật như là tư tưởng xuất phát, ở đó chứa đựng những nét hết sức độc đáo của tư duy người Ấn, của một nền văn hoá gợi đầy những bí ẩn và đam mê. Việc tìm hiểu về quan niệm về bản thể vũ trụ trong Upanishad cho chúng ta một góc nhìn về lịch sử của người Ấn cổ đại, mang lại cho chúng ta chìa khoá để hiểu, để thêm thán phục về một trong những triết lý cổ xưa nhất của một trong những nền văn minh độc đáo và rực rỡ nhất của nhân loại. Với lý do đó, người thực hiện tiểu luận đã chọn đề tài “Quan niệm về bản thể vũ trụ trong Upanishad” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    2. Mục đích - nhiệm vụ của tiểu luận:

    Mục đích của tiểu luận nhằm trình bày và phân tích một số nội dung cơ bản nhất trong Upanishad thể hiện tư tưởng về bản thể vũ trụ. Từ đó tìm ra những nét độc dáo cũng như mối tương quan của tư tưởng Upanishad về bản thể vũ trụ với một số học thuyết khác về cùng vấn đề này.

    Với việc xác định mục đích như trên, tiểu luận hướng vào việc làm và nguồn gốc của Upanishad cũng như một số nội dung của nó trong đó có quan niệm về bản thể vũ trụ.

    NỘI DUNG:

    Chương 1: NGUỒN GỐC, KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA UPANISHAD.

    CHƯƠNG 2: BRAHMAN LÀ BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI

    CỦA VŨ TRỤ.

    KẾT LUẬN:
     
Đang tải...