Tài liệu Tiểu luận quản lý công tác thu gom chất thải rắn thông thường tại bốn khu vực thị trấn và thị tứ thu

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận quản lý công tác thu gom chất thải rắn thông thường tại bốn khu vực thị trấn và thị tứ thuộc huyện Củ Chi, TPHCM (9 điểm)

    QUẢN LÝ CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG TẠI BỐN KHU VỰC THỊ TRẤN VÀ THỊ TỨ THUỘC HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    I. Thực trạng công tác thu gom chất thải rắn thông thường tại 04 khu vực thị trấn và thị tứ thuộc huyện Củ Chi
    Huyện Củ Chi nằm về hướng Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 20 xã và 1 thị trấn; trong đó, 04 khu vực đang có tốc độ đô thị hóa cao là thị trấn Củ Chi, thị tứ Tân Quy, thị tứ Phước Thạnh và thị tứ Tân Thông Hội với quy mô dân số khoảng 170.000 người, tương ứng khoảng 40.000 hộ.
    Quá trình đô thị hóa tại 04 khu vực nêu trên đòi hỏi cấp chính quyền địa phương ngoài việc quan tâm đến đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, thì vấn đề quản lý phát triển môi trường đô thị cũng phải được chú trọng không kém. Đi đôi với dân số đô thị tăng nhanh là vấn đề rác sinh hoạt được thải ra môi trường với số lượng ngày càng lớn mà nếu không quan tâm quản lý ngay từ đầu thì đây hứa hẹn sẽ là một trong nguồn thải góp phần không nhỏ trong việc gây ô nhiễm môi trường sống đô thị.

    1. Tình hình thu gom chất thải rắn thông thường trước khi có quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là quyết định số 88/2008)

    Nếu như người dân sống tại thị trấn Củ Chi đã quen thuộc với việc đăng ký các dịch vụ để được thu gom rác, thì người dân tại 03 khu vực còn lại đa phần đã quen với việc tự xử lý rác tại hộ gia đình mà chưa tiếp cận và thích ứng với việc thu gom rác tập trung. Do đó mạng lưới thu gom chất thải rắn thông thường tại 04 khu vực trên chỉ do Công ty dịch vụ công ích huyện (thu gom 1007 hộ, 133 tổ chức từ các chợ nhỏ trong khu vực) và sự hành nghề tự do của 62 cá nhân trực tiếp ký hợp đồng thu gom rác sinh hoạt với 8.026 hộ dân có nhu cầu, cư ngụ dọc theo 01 số tuyến đường có tính chất trung tâm trong khu vực. Khối lượng chất thải rắn thông thường được tổ chức thu gom trên địa bàn mới chỉ đạt ở mức 22,5%.

    Bên cạnh đó, do chưa có sự quản lý thống nhất, tập trung nên sự phân chia địa bàn thu gom rất bất hợp lý, cụ thể trên cùng 01 tuyến đường nhưng có từ 2 đến 3 đơn vị thu gom, có trường hợp 02 hộ liền kề nhưng lại hợp đồng với 02 đơn vị thu gom khác nhau, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức trong hệ thống thu gom diễn ra thường xuyên thậm chí dẫn đến xô xát. Đây là một thực tế rất đáng quan tâm của chính quyền địa phương trong nỗ lực quản lý tốt công tác thu gom rác tại khu vực này, vì so với các quận nội thành, việc quản lý lực lượng làm dịch vụ thu gom rác dân lập đã có sự ổn định một bước bằng việc thực hiện theo Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của UBND thành phố, trong khi Củ Chi đã hơn 10 năm qua chưa bắt tay vào thực hiện.

    Ngoài ra, do chưa có sự quan tâm đầu tư từ các cấp chính quyền địa phương, nên phương tiện mà các cá nhân, đơn vị dùng để thu gom chất thải rắn thông thường chưa được đầu tư đúng mức, nhất là về phía các cá nhân tự đứng ra tổ chức thu gom: phương tiện vận chuyển thô sơ, chủ yếu là các xe ba gác tự chế, xe ba bánh đạp, không đảm bảo an toàn giao thông cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển, tình trạng rơi rác trong quá trình vận chuyển thu gom là điều thường xảy ra. Số lượng phương tiện thu gom còn rất hạn chế (09 phương tiện của Công ty Dịch vụ công ích huyện và 62 phương tiện của các đơn vị còn lại) chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên tình trạng thu gom rác không đúng ngày giờ, để rác tồn đọng là việc không tránh khỏi.

    2. Kết quả đạt được từ khi triển khai Quyết định số 88/2008
    /QĐ-UBND đến nay

    2.1. Sơ lược về Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND

    Quyết định số 88/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra mỗi ngày của thành phố ngày càng tăng (hiện nay là khoảng 5.700 tấn/ngày) và thành phố
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...