Tiểu Luận "Tiểu luận: Quan điểm của Nho giáo về xã hội lí tưởng và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng chủ nghĩ

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    "Tiểu luận: Quan điểm của Nho giáo về xã hội lí tưởng và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam "


    Phần Mở Đầu1. Lý do chọn đề tài
    Nho giáo hình thành ở Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam cách đây hàng ngàn năm trong lịch sử. Từ khi hình thành chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ thứ XIX, Nho giáo đã thể hiện vai trò là hệ tư tưởng và là công cụ để trị nước và quản lí xã hội. Nho giáo với tư cách là một trong những hình thái ý thức xã hội, nó có ảnh hưởng đến nhiều mặt nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam, là một trong những yếu tố tác đông sâu sắc đến văn hóa truyền thống Việt Nam.
    Ngày nay nhân loại đang bước vào nền văn minh tin học với những biến đổi sâu sắc, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, chúng ta đang tiến hành phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy cơ sở kinh tế- xã hội của Nho giáo không còn nhưng Nho giáo không phải đã mất đi, mà nó còn tồn tại dai dẳng, lâu dài và tác động đến xã hội và con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp thiết là để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta trở thành một nước “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” thì không thể không giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện đại, giữa con người truyền thống và con người hiện đại Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, nảy sinh hiện tượng là một số nước đông Á có tốc độ phát triển kinh tế lạ kỳ gây ra nhiều sự chú ý trong giới nghiên cứu và họ cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao những nước như Nhật bản, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông v.v. lại có sự phát triển đó. Kết quả của những nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố tạo nên như văn hóa truyền thống, trình độ dân số, kỹ thuật, công nghệ v.v. song câu trả lời làm ngạc nhiên giới nghiên cứu là sự phát triển nhảy vọt về kinh tế ở các nước đó không phải là kỹ thuật, công nghệ mà là văn hóa truyền thống và cơ sở tạo nên những nền văn hóa đó là Nho giáo.Vì vậy cần phải có một cái nhìn đúng về Nho giáo để hiểu đúng về Nho giáo. Mặt khác nước ta trong những năm qua đang phát triển nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu cần được khẳng định thì kinh tế thị trường cũng để lại những hậu quả hết sức nặng nề gây tác động không nhỏ đến xã hội, gia đình và cá nhân con người Việt Nam. Những tác động tiêu cực đó hẳn không chỉ đơn thuần do sự tồn tại của Nho giáo gây ra. Ngoài những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, phản động thì Nho giáo cũng có những yếu tố tiến bộ phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại, phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu quan điểm của Nho giáo trong luận văn này. Chúng tôi lựa chọn vấn đề : Quan điểm của Nho giáo về xã hội lí tưởng và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn với hy vọng làm sáng tỏ thêm vấn đề xã hội lí tưởng của Nho giáo và ý nghĩa của nó trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo như tên của đề tài.
    2. Tình hình nghiên cứu
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    6. Đóng góp của luận văn:
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
    8. Kết cấu luận văn:
    Phần Nội Dung
    Chương I: Quan điểm của Nho giáo về xã hội lí tưởng
    1.1. Sự hình thành và phát triển quan điểm của Nho giáo về xã hội lí
    tưởng:
    1.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội thời xuân thu- chiến quốc với sự hình
    thành và phát triển của quan điểm Nho giáo về xã hội lí tưởng
    1.1.2. Những tiền đề văn hóa tư tưởng với sự ra đời của quan điểm Nho
    giáo về xã hội lí tưởng
    1.2. Những nội dung chủ yếu của nho giáo
    1.2.1. Quan điểm về mô hình và đặc trưng của xã hội lí tưởng
    1.2.2. Mẫu người lí tưởng trong xã hội lí tưởng
    1.2.3. Phương thức tạo lập và duy trì xã hội lí tưởng
    Chương II: Ý nghĩa của quan điểm Nho giáo về xã hội lí tưởng trong
    việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    2.1. Đặc điểm của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
    xã hội
    2.2. Mục tiêu và động lực chủ yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (
    ĐH Đảng X, trang17-18,Nxb.CTQG.HN):
    2.3. Một số giải pháp phát nhằm khắc phục hạn chế và huy giá trị của
    quan điểm Nho giáo về xã hội lí tưởng trong việc xây dựng chủ nghĩa
    xã hội ở Việt Nam:
    Phần Kết Luận:
     
Đang tải...