Tiểu Luận Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu tác gia, tác phẩm văn hoc!

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

    Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến” (Hoài Thanh). Không phải bất kì nhà thơ nào cũng có cái bút lực khiến cho người đọc phải ngạc nhiên. Mà đã khiến cho người đọc ngạc nhiên, tất yếu nhà thơ ấy phải mang vào tác phẩm của mình những điều rất mới mẻ. Xuân Diệu đã làm được điều đó và làm tốt hơn bất kì nhà thơ nào cùng thời. “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh).
    Tạo ra được những cái mới giàu giá trị, tức là người nghệ sĩ ấy đã có ý thức rất cao trong việc khẳng định một cá tính sáng tạo riêng không trộn lẫn, đây là điều tối cần thiết để làm nên một nghệ sĩ chân chính. Nói như Turghenev: “cái quan trọng trong tài năng văn học là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của mình. Đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là giọng điệu riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác Muốn nói được như vậy và muốn có được cái giọng ấy thì phải có cái cổ họng đặc biệt, giống như của loài chim vậy. Đó chính là đặc điểm phân biệt của một tài năng độc đáo”. Xuân Diệu là người có ý niệm rất sâu sắc về cái tiếng nói của mình. Vừa bước chân vào làng thơ, ông đã cất tiếng tuyên ngôn cho bản sắc của mình:
    Tôi là con chim đến từ núi lạ
    Ngứa cổ hát chơi.
    Thơ thơGửi hương cho gió là hai chuỗi tiếng hót đầu tiên của “con chim đến từ núi lạ” đó, là hai đóa hoa đầu mùa mà Xuân Diệu gửi đến cho nhân gian. Đúng như cái ý niệm của thi nhân, hai tập thơ mang đậm hương sắc riêng của một tâm hồn thơ, một tư duy thơ độc đáo. Trong bài tiểu luận này, người viết đi sâu vào nghiên cứu Cách nhìn cuộc đời và con người của Xuân Diệu qua hai tập thơ trên như một hướng tiếp cận để khám phá và khẳng định cá tính sáng tạo của tác gia này. Bởi theo Khravchenko: “Cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật của nhà văn đó, trước hết nó thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn của anh ta đối với những hiện tượng của cuộc sống, ở sự độc đáo và ở ý nghĩa của những khái quát mang cá tính sáng tạo của anh ta”.
     
Đang tải...