Tiểu Luận Tiểu luận: Phép tương giao trong nguyệt cầm của xuân diệu

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    "Tiểu luận: PHÉP TƯƠNG GIAO TRONG NGUYỆT CẦM CỦA XUÂN DIỆU "

    GIỚI THIỆU:

    “Văn học nằm ngoài những quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (X.Sêdrin), và thơ chính là một phân kỳ diệu không thể thiếu đã làm nên sự vĩnh hằng của văn học. Đã có nhiều sự định nghĩa về thơ, nói như J-P. Sartre “Văn xuôi thuộc phía con người; thơ ca thuộc phe thượng thế”; hay Jacobson định nghĩa: “Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mĩ của nó” Nhưng mỗi bài thơ hay đều mang một định nghĩa riêng về thơ trong bản thân nó. Phần lớn những người yêu thơ cảm nhận được thơ không có cái biên giới tận cùng, thơ là sự vĩnh cửu, là một miền cảm thức xa xăm không dễ gì nắm bắt, một bài thơ hay là một bài thơ mở ra được cái mênh mông khôn cùng của vũ trụ, của lòng người. Văn học Việt Nam nói chung và mảng thơ nói riêng luôn luôn tự hào khi có một đại diện tuyệt vời đã góp phần mang lại vẻ đẹp bất tử cho thơ -giá trị tinh thần cao đẹp của nhân loại, người đó không ai khác chính là Xuân Diệu với cái “bình chứa muôn hương của tuổi trẻ” (Vũ Ngọc Phan). Nguyệt Cầm, lặng lẽ mà không ồn ào, đã chất chứa trong nó rất nhiều những điều kỳ diệu. Cái “sầu” quyết liệt tới khôn cùng của Xuân Diệu trong bài thơ đã được diễn đạt tài tình tới mức làm mềm bao trái tim độc giả, nói như vậy có thể thấy bút pháp nghệ thuật của Xuân Diệu ở Nguyệt Cầm đã đạt tới sự điêu luyện; Bản thân người viết bài này cảm thấy vô cùng tâm đắc với lối viết giao thoa - cộng hưởng trong Nguyệt Cầm - một thi pháp có thể nói rất đặc sắc về khả năng gây ám gợi đối với bất cứ một sự thâm nhập nào vào thế giới của bài thơ.


    Đọc Nguyệt Cầm, không ai có thể phủ nhận sự tinh xảo trong một kiến trúc thi ca dường như đã đạt tới sự toàn bích , sự thăng hoa của hồn thơ Xuân Diệu vào một thế giới huyền diệu đã làm mờ đi mọi giới hạn khiên cưỡng trong thơ. Xuân Diệu là một đại diện tiêu biểu của Thơ Mới, và trong thế giới của Thơ Mới, tư tưởng cá nhân làm cho vũ trụ quan thay đổi, con người trở thành trung tâm và vì thế sự tồn tại của cá nhân luôn là một nỗi ám ảnh lớn. Cá nhân luôn có cảm giác bị tách rời khỏi tập thể, trở nên bơ vơ, lạc loài, bởi vậy cái cô đơn là cái tiền định, vĩnh viễn, cá nhân luôn có một khát khao thường trực là làm sao thoát khỏi cái cô đơn, điều đó khiến lòng người vào tạo vật đều xáo động; phải chẳng bởi vậy mà “xôn xao” dường như đã trở thành một điệu hồn của Thơ Mới. Thơ Xuân Diệu luôn chất chứa cái xôn xao ấy, cái đặc sắc của Xuân Diệu là phong vị thơ của ông đậm đà chất Lãng mạn và Tượng trưng. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng ở Xuân Diệu có một sự táo bạo liều lĩnh khi ông táo bạo đặt Lãng mạn và Tương Trưng gần nhau, trong khi Baudelaire - một trong những người mở đầu cho Chủ nghĩa Tượng trưng trên thế giới lại rất thành kiến với yếu tố lãng mạn trong thơ. Bài thơ Nguyệt Cầm là một minh chứng cho sự lồng ghép sáng tạo của hồn thơ Xuân Diệu.
     
Đang tải...