Thạc Sĩ Tiểu luận: Pháp luật về các hình thức doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, chúng ta vừa gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đang tìm cho mình những hướng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam do những điều kiện lịch sử, xã hội đặc thù doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp hiện này còn nhiều điểm khác biệt lớn so với xu hướng phổ biến trên thế giới; một trong những điểm khác biệt đó là vấn đề loại hình doanh nghiệp. Vì vậy việc chọn mô hình kinh doanh nào là hợp lý, thuận tiện là cho việc kinh doanh là là một vấn đề đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, em xin chọn bài tập: “pháp luật về các hình thứcdoanh nghiệp”
    Với quan điểm phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa trên tiêu chí sở hữu, pháp luật hiện hành tại Việt Nam quy định các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty (được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (được quy định tại Luật Đầu tư 2005); Doanh nghiệp nhà nước (được quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003); Hợp tác xã (được quy định tại Luật Hợp tác xã 2003). Với các loại hình doanh nghiệp trên,em xin được trình bày những đặc điểm pháp lý của từng loại hình doanh nghiệp:
    I. Những khái niệm chung
    1. Khái niệm và các đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp
    Theo điều 4 khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2005 thì “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Trên cơ sở khái niệm về doanh nghiệp như trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của doanh nghiệp như sau:
    Thứ nhất, Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế. Trong đời sống xã hội tồn tại hình loại tổ chức khác nhau, các tổ chức này được hình thành trên cơ sở có sự liên kết của các thành viên trong tổ chức. Sự liên kết đó thông thường được biều hiện dưới những hình thức nhất định như: Điều lệ, nội quy, quy chế, thoả ước. Tổ chức được hình thành bao giờ cũng vì những mục tiêu nhất định. Đối với tổ chức kinh tế, đây là một dạng tổ chức được hình thànht trong đời sống xã hội với mục tiêu chính là tiến hành các hoạt động kinh doanh để có lợi nhuận. Có thể nói, đặc trưng này của các doanh nghiệp cho phép ta phân biệt giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
    Thứ hai, Doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định. Doanh nghiệp với tư cách là một tổ chức kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường, doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các mối quan hệ pháp luật một cách độc lập bao gồm: tên gọi riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định riêng của doanh nghiệp. Thực ra để có thể tham gia trên trường các doanh nghiệp phải hội tụ nhiều điều kiện, còn những điều kiện trên chỉ là những điều kiện , những dấu hiệu cơ bản nhất mà pháp luật bắt buộc phải có.
    Thứ ba, Doanh nghiệp được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đây là dấu hiệu quan trọng thể hiện sự tham gia của doanh nghiệp trên thương trường là hợp pháp và được nhà nước bảo hộ. Tuy vây, không phải bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh đều được coi là hợp pháp. Bởi lẽ, hoạt động của doanh nghiệp chỉ được coi là hợp pháp là khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trong những ngành nghề lĩnh vực đã đăng kí mà thôi. Thêm vào đó, muốn được coi là hoạt động hợp pháp thì hoạt động đó phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp, hình thức và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật
    Thứ tư, Doanh nghiệp được thành lập với mục đich tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện rõ mục đích của việc thành lập doanh nghiệp. Với bản chất của một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.
    2. Phân loại Doanh nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...