Tiểu Luận Tiểu luận: Nội dung khoa học mác về hình thái kinh tế - xã hội lý luận và phương pháp luận

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: NỘI DUNG KHOA HỌC MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN


    I/ Phần mở đầu
    Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại. Toàn bộ hệ thống triết học do C. Mác và Ph.Ăngghen thực hiện, đã chứng minh một cách bản chất và sinh động giá trị lý luận và học thuyết lớn lao của học thuyết Mác. Trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, đã và sẽ không thể có một học thuyết triết học nào hoàn toàn tuyệt đối, bất biến với thời gian. Học thuyết Mác từ khi ra đời đến nay cũng đã có không ít những cuộc tranh luận, những bất đồng thậm trí ngay trong hàng ngũ những người Cộng sản. Tuy nhiên cứ mỗi lần vượt qua thử thách, học thuyết Mác càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình. Cố nhiên sự vững vàng của một học thuyết khoa học phải nằm ngay trong các nội dung khoa học của nó. Bằng việc thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, và đặc biệt là việc vận dụng những quan niệm duy vật biện chứng vào nghiên cứu, xem xét lịch sử xã hội, các nhà kinh điển Mác - xít đã lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, biến triết học trở thành một khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong toàn bộ học thuyết Mác - Lênin - Học thuyết hình thái kinh tế xã hội được xem như là một trong những phát kiến vĩ đại, một nội dung hết sức quan trọng mà ngày nay, giá trị về mặt lý luận cũng như phương pháp luận vẫn giữ nguyên, cần tiếp tục khai thác, bổ sung, đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng CNXH của Đảng và nhân dân ta.
    Hơn 165 năm đã trôi qua kể từ khi học thuyết triết học nói chung, học thuyết hình thái kinh tế xã hội nói riêng của Mác ra đời, lịch sử nhân loại cũng đã diễn ra bao biến đổi quan trọng, bao thăng trầm. Dẫu vậy, thực tiễn đã cho thấy, lịch sử vận động theo những quy luật vốn có của nó. Những quy luật ấy của lịch sử đã được C.Mác, Ph.Ăngghen phát hiện và khái quát, trở thành những luận điểm cốt lõi trong toàn bộ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên kể từ khi CNXH thế giới lâm vào thoái trào thì học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác là một trong những trọng điểm lý luận bị công kích từ nhiều phía. Nhiều học giả tư sản tuyên bố, nó đã trở thành lạc hậu, muốn nhận thức lịch sử xã hội cần phải dựa vào những lý luận khác. Cũng có những luồng tư tưởng khác muốn giải thích học thuyết hình thái kinh tế xã hội theo quan điểm máy móc, nghĩa là để lịch sử tự vận động theo logic "lịch sử - tự nhiên" của nó.
    Điều này đòi hỏi, chúng ta cần phải đấu tranh, bảo vệ và phát triển học thuyết hình thái kinh tế xã hội hơn nữa.
    Mặt khác, trọng việc vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội để xác định con đường quá độ lên CNXH và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đang nảy sinh nhiều vấn đề mới, cả lý luận và thực tiễn, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo lý luận Mác - xít nói chung, học thuyết hình thái kinh tế xã hội nói riêng. Những lý do trên đã thôi thúc tôi lựa chọn vấn đề " Nội dung khoa học của học thuyết hình thái kinh tế xã hội" để thực hiện tiểu luận triết học.
    Những vấn đề mà các nhà kinh điển Mác xít đề cập trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là rất rộng, toàn diện. Trong khuôn khổ có hạn của tiểu luận này, tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ, đó là vấn đề: "Nội dung khoa học Mác về hình thái kinh tế - xã hội lý luận và phương pháp luận".
    II/ Nội dung
     
Đang tải...