Thạc Sĩ Tiểu luận: Những vấn đề cơ bản về luật hiến pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận dài 19 trang:
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HIẾN PHÁP.
    Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường gặp những khẩu hiệu: "Sống làm việc, theo hiến pháp và pháp luật". Khái niệm pháp luật thì mọi người đa số hiểu được vì nó rất thực tiễn, gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Nhưng khí niệm Hiến pháp? ngành luật Hiến pháp thì không phải ai cũng hiểu được. Vậy ngành luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ gì? tại sao nói luật Hiến pháp là đạo luật gốc.
    I. Ngành luật Hiến pháp.
    1. Khái niệm:
    Là ngành luật chủ đạo, là tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất trong tổ chức nhà nước.
    Quy phạm pháp luật Hiến pháp do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất gắn liền với chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, gia đình, khoa học và công nghệ, chính sách quốc phòng - an ninh, địa vị pháp lý của công dân cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
    Cũng như các QPPL khác luật Hiến pháp có những đặc điểm chung là, chúng đều do nhà nước ban hành dưới 1 hình thức văn bản pháp luật nhất định, thể hiện ý chí nhà nước và là điều kiện làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định. Tuy nhiên do đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp có những đặc thù riêng vì vậy QPPL Hiến pháp cũng có những đặc điểm riêng, đó là:
    - Phần lớn các quy phạm của luật Hiến pháp được ghi trong các đạo luật cơ bản. Trong khi đó mặc dù Hiến pháp là nguồn của tất cả các ngành luật nhưng phần lớn quy phạm của các ngành luật khác nằm trong các luật và văn bản dưới luật.
    Ví dụ: Các quy phạm của ngành luật học sinh chủ yếu nằm trong "BHHS", các quy phạm luật hôn nhân - gia đình nằm trong luật "hôn nhân - gia đình".
    Tuy nhiên, ngoài Hiến pháp, các QPPL hiến pháp còn nằm trong các văn bản pháp luật khác như các luật, pháp lệnh .
    - Thông thường một QPPL có cơ cấu 3 thành phần:
    + Giả định
    + Quy định
    + Chế tài.
    Nhưng đối với QPPL Hiến pháp - luật hiến pháp chỉ có phần giả định và quy định. Rất ít quy định có thêm phần chế tài.
    VD: mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân (Đ9 - HP92).
    Sở dĩ phần lớn các QPPL Hiến pháp không đủ cơ cấu 3 thành phần vìd bắt nguồn từ đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp, các QPPL hiến pháp chỉ quy định một cách chung nhất, trên cơ sở đó các ngành luật sẽ cụ thể hóa trong từng trường hợp xác định và quy định các bộ phận, chế tài cụ thể.
    * Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất là tổ chức nhà nước.
    Quan hệ pháp luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật Hiến pháp điều chỉnh. Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật Hiến pháp đều có những đặc điểm chung như:
    - Cần có các điều kiện phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ và các đảm bảo để thực hiện.
    - Tính xác định của chủ thể, khách thể.
    - Nội dung các quan hệ pháp luật hiến pháp bao giờ cũng phản ánh ý chí của các chủ thể.
    Tuy nhiên các quan hệ pháp luật Hiến pháp có những đặc điểm riêng so với các quan hệ khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...