Thạc Sĩ Tiểu luận: Nhu cầu giải trí của thanh niên hà nội hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    Từ xưa đến nay, lao động luôn là hoạt động cần thiết của con người nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu sinh tồn của cá nhân và xã hội. Trong quá trình lao động, con người luôn cần có sự đầu tư thời gian và công sức để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Sự cố gắng đó đôi khi khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả lao động trong thời gian tiếp theo của họ. Chính vì thế, giải trí đã trở thành nhu cầu của mọi cá nhân, nhóm xã hội nhằm lấy lại sự thăng bằng sau thời gian lao động cần thiết của mỗi người. Giải trí giúp các thành viên xã hội xoá tan đi cảm giác mệt mỏi, tái sản xuất sức lao động của họ, khiến cho quá trình sản xuất, cống hiến của họ không bị gián đoạn. Nói như vậy để thấy vai trò của giải trí là rất quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân xã hội.
    Sau hơn mười năm đổi mới, nền kinh tế của nước ta đó cú nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Thu nhập bỡnh quõn đầu người tăng, mức sống của các gia đỡnh được cải thiện, nhu cầu của cá nhân cũng ngày một cao hơn không chỉ là nhu cầu vật chất, mà cũn là nhu cầu văn hoá tinh thần. Nó đũi hỏi một sự đáp ứng tốt nhất, kịp thời nhất và có hiệu quả nhất.
    Thanh niên là những người chủ tương lai của xã hội. Xã hội hiện đại đòi hỏi ở họ khả năng tư duy, mong đợi ở họ sự cố gắng không ngừng để chiếm lĩnh thành công trong học tập và công việc. Nhu cầu giải trí trong thanh niên là vô cùng lớn, nhất là thanh niên đô thị nói chung, trong đó có thanh niên Hà Nội.
    Cú thể nói thanh niên Hà Nội hiện nay đang hàng ngày hàng giờ tiếp cận với những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, với Internet và rất nhiều loại hỡnh giải trớ mà chỉ mới cỏch đây một vài năm cũn khỏ hiếm hoi. Tớnh đa dạng của các loại hỡnh giải trớ đó khiến cho cơ hội lựa chọn xu hướng giải trí của thanh niên được mở rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hỡnh này cũng như sự đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên vẫn cũn nhiều bất cập. Đó là sự thương mại hoá các loại hỡnh giải trớ ở cỏc thiết chế Nhà nước như sân vận động, rạp hát Đó cũng là sự du nhập của những băng đĩa ngoài luồng có nội dung không lành mạnh. Đó cũn là sự xuất hiện những tệ nạn xó hội nỳp búng cỏc hoạt động vui chơi giải trí của thanh niên
    Nghiờn cứu về nhu cầu giải trí của thanh niên một mặt cho chúng ta thấy thanh niên ngày nay ưa chuộng loại hỡnh giải trớ nào, từ đó có thể đưa ra những định hướng phù hợp đối với họ - thế hệ tương lai của đất nước; mặt khác cho biết sự biến đổi nhu cầu này trong thời gian qua.
    1. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
    Khụng gian nghiờn cứu: Hà Nội
    Thời gian nghiên cứu: Tháng 7-10 năm 2006
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu nhu cầu giải trí trong thời gian nhàn rỗi của thanh niên (thông qua việc khảo sát kết quả điều tra trong các nghiên cứu của các tác giả trước đó).
    Tỡm hiểu những nguyờn nhõn dẫn đến thực trạng hoạt động giải trí trong thời gian nhàn rỗi của thanh niên trong thời gian hiện nay.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    1. Lược thuật kết quả điều tra của các tác giả về nhu cầu và hoạt động giải trí của thanh niên trong thời gian nhàn rỗi.
    2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên.
    3. Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp thanh niên lựa chọn loại hỡnh giải trớ phự hợp.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    1. Phương phỏp phõn tớch tài liệu: Chỳng tụi tiến hành phân tích các công trình thực nghiệm, kết quả những đề tài nghiên cứu liên quan, số liệu thống kê liên quan đến thực trạng và sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội phục vụ cho đề tài.
    2. Phương phỏp quan sỏt: được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu và đánh giá thực trạng và sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội trong thời gian vừa qua.
    3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 6 đối tượng là đoàn viên thanh niên Hà Nội nhằm tìm hiểu ý kiến của họ về cách thức giải trí của họ, cũng như nhận định của họ về sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên trong thời gian vừa qua.
    NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN VỀ NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN
    1. Nhu cầu:
    Theo từ điển tóm tắt Xó hội học (tiếng Nga) “Nhu cầu là đũi hỏi điều gỡ đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xó hội hoặc toàn xó hội núi chung, là nguồn thụi thỳc nội tại của hoạt động” [ ]
    Khỏi niệm trờn cho thấy nhu cầu mang tính sinh học, nhằm đáp ứng những đũi hỏi của sự phỏt triển sinh học của con người, song mặt khác nhu cầu cũng mang tính xó hội thể hiện ở chỗ dự là của riờng cỏ nhõn nhưng nhu cầu chỉ có thể được đáp ứng nhờ nền sản xuất xó hội. Nhu cầu của con người là giống nhau nhưng ở mỗi thời đại, mỗi xó hội lại đáp ứng chúng theo các cách khác nhau. Nhu cầu cũn được đáp ứng trong khuôn khổ của phong tục tập quán cộng đồng và bị quy định bởi văn hoá cộng đồng.
    Cú nhiều loại nhu cầu, cỏc loại nhu cầu khác nhau không tồn tại đơn lẻ, tách rời mà nằm trong mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Nhu cầu giải trí là một nhu cầu thiết yếu của con người nằm trong hệ thống đó.
    2. Thời gian rỗi:
    K.Marx đó chia thời gian của con người ra làm hai loại: thời gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời gian dành cho những hoạt động thuộc lao động sản xuất nhằm đảm bảo sự sống cũn cỏ nhõn. Đây cũn là thời gian dành cho việc giải quyết cỏc nhu cầu ăn, mặc, ở. Như vậy, thời gian lao động tức là khoảng thời gian đáp ứng các nhu cầu sinh tồn của con người. Ngược lại, thời gian tự do là khoảng thời gian cũn lại ngoài thời gian lao động, dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định.
    Như vậy, tuy chưa sử dụng khái niệm thời gian rỗi, Marx cũng đó từng coi thời gian tự do là khoảng thời gian dành cho sự thoải mỏi, cho giải trớ và mở ra một khoảng trời cho những hoạt động tự do và sự phát triển. [ ]
    Theo Từ điển tóm tắt Xó hội học (tiếng Nga), thời gian rỗi được coi là khái niệm đồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là “phần thời gian ngoài lao động của cá nhân (nhóm xó hội) cũn lại sau khi đó trừ đi chi phí thời gian cho những hoạt động cần thiết không thể thiếu”. Sự xuất hiện và phát triển khái niệm thời gian rỗi cũng được từ điển này quan niệm với tư cách là một bộ phận cấu thành trong cơ cấu của thời gian tự do.
    Tóm lại có thể hiểu thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự nguyện theo sở thích của chủ thể nhằm thoả món nhu cầu tinh thần của con người. [ ]
    Chúng ta có nhiều cấp độ thời gian rỗi khác nhau như thời gian rỗi cấp ngày, thời gian rỗi cấp tuần, thời gian rỗi cấp kỡ, dịp, thời gian rỗi cấp năm, thời gian rỗi cấp đời người.
    Thời gian rỗi đối với các cấp độ khác nhau cho phép con người thực hiện những hoạt động giải trí khác nhau. Vỡ thế khi nghiờn cứu về nhu cầu giải trớ khụng thể khụng nghiên cứu theo các cấp độ thời gian rỗi này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...