Tiểu Luận Tiểu luận nhóm Tình hình lạm phát ở Việt Nam (9d)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    L
    ỜI CẢM ƠN
    Sau một thời gian tìm tòi tài liệu trong thư viện trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Đa phương tiện, các phương tiện thông tin đại chúng, sự hướng dẫn của Thầy Đặng Công Triết giảng viên bộ môn Tài chính - Tiền tệ, chúng em đã hoàn thành xong đề tài tiểu luận: “Lạm phát”. Bài tiểu luận này, thực sự là dấu ấn quan trọng trong quá trình học tập của mỗi thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên đều phải vượt qua những hạn chế của bản thân về thời gian, phương tiện đi lại, thi giữa kì, kiến thức để cùng nhau hoàn thành bài tiểu luận với một chất lượng tốt nhất. Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
    · Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã tạo môi trường thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu làm tiểu luận.
    · Khoa TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG đã trang bị cho chúng em những kiến thức về bộ môn Tài chính - Tiền tệ.
    · Thầy Đặng Công Triết giảng viên bộ môn Tài chính - Tiền tệ đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình cách làm bài tiểu luận.
    · Thư viện trường đã cung cấp những tài liệu cần thiết, bổ ích, là nơi chúng em thảo luận và học tập.

    Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu mà chúng em đã nhận được trong suốt thời gian qua.

    Thay mặt nhóm, Nhóm trưởng:

    MỤC LỤC
    PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
    LỜI MỞ ĐẦU . 4

    PHẦN II: NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT . 5
    1.1. Khái niệm, phân loại lạm phát . 5
    1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát 9
    1.3. Đo lường lạm phát . 11
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 22
    2.1. Lạm phát ở Việt Nam năm 1986 22
    2.2. Diễn biến lạm phát từ 1990-2001 . 23
    2.3. Lạm phát năm 2004 -2007 . 24
    2.4. Lạm phát từ 2008 tới nay . 25
    CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT 28
    3.1 Hậu quả . 28
    3.1.1. Tích cực . 28
    3.1.2. Tiêu cực . 29
    3.2 Biện pháp khắc phục 33
    KẾT LUẬN 38
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
    PHỤ LỤC 40

    PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường diễn biến phức tạp và cạnh tranh ngay càng gay gắt, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Các công ty đang bị cuốn hút vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt trong tất cả các lĩnh vực để tồn tại và phát triển. Lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công lý. Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế.

    Để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cần phải động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp đó là những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước. Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách.
    Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường con non nớt như nền kinh tế nước ta. Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao người ta quan tâm đến lạm phát?
    Bài viết này sẽ điểm lại một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như đưa ra một số gợi ý về hướng điều tiết vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.
    Hy vọng những tìm hiểu của nhóm về đề tài sẽ chia sẻ được phần nào kiến thức với các bạn để chúng ta cùng nhau phát triển Việt Nam xứng tầm quốc tế trong thời gian không xa.
    PHẦN II: NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT
    1.1. Khái niệm, phân loại lạm phát.
    1.1.1 Khái niệm lạm phát và các khái niệm liên quan.
    · Có rất nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận và định nghĩa lạm phát
    - Theo Mác: “ Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”.
    - Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, điều này đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao ở mọi lúc mọi nơi.
    Tuy nhiên, Milton Friedman đã phát hiện ra những đặc trưng cơ bản của lạm phát đó là: Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng lên quá mức, sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy, sự phân phối lại giá cả, sự bất ổn về kinh tế xã hội.
    Và từ đó đưa ra một khái niệm về lạm phát được nhiều người chấp nhận:
    “Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian dài.”
    · Một số khái niệm liên quan:
    Giảm phát: Là hiện tượng mức giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ giảm xuống trong một thời gian nhất định.
    Ví dụ: vào cuối năm 2008,ở VN đã xảy ra tình trạng giảm phát. Chỉ số lạm phát ngày càng có xu hướng giảm dần, tháng 8 là 1,56%; đến tháng 9 chỉ còn 0,18%; tháng 10 giá cả bắt đầu có xu hướng giảm (âm 0,19%); sang tháng 11, chỉ số giá cả giảm với mức độ sâu hơn (âm 0,76%) và tháng 12/2008 - tháng cuối cùng năm 2008, chỉ số giá cả vẫn tiếp tục giảm.
    Giảm lạm phát: Là hiện tượng xảy ra khi tỉ lệ lạm phát của năm được xét thấp hơn tỉ lệ lạm phát của năm trước.
    Thiểu phát: Là hiện tượng xảy ra khi tỉ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỉ lệ lạm phát dự kiến làm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến.
    Ví dụ: Một số tình huống thiểu phát ở VN như trong năm ăm 2008 đánh dấu một năm lạm phát cao, song chỉ đến đầu quý 3, do các biện pháp kiềm chế lạm phát quá mức, bắt đầu có nỗi lo thiểu phát và "Nhiều người lo ngại Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ tương tự, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,19%. Đây là lần đầu tiên sau một năm rưỡi trở lại đây, CPI ở mức âm.
    1.1.2. Phân loại lạm phát:
    Có hai căn cứ: Theo khả năng dự đoán và theo tỷ lệ lạm phát.
    1.1.2.1. Theo khả năng dự đoán:
    · Lạm phát dự đoán được:
    Là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Mọi người đã tính trước sự tăng giá đều đặn của nó (ví dụ tăng 1% một tháng)
    - Tác động:
    Lạm phát này không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm thiệt hại bằng hai cách:
    Ø Thứ nhất: hạch toán thêm tỉ lệ lạm phát (trượt giá) vào những chỉ tiêu có liên quan.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Giáo trình Tài chính - Tiền tệ trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
    2. vi.wikipedia.org
    3. www.google.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...