Tiểu Luận tiểu luận:nhã nhạc cung đình-DHSP2

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI GIỚI THIỆU


    Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn – Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO: “Trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.”

    Nhã nhạc được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam và đến thời nhà Nguyễn, Nhã nhạc đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất. Cùng với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đây là di sản phi vật thể của Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận.

    Nhã nhạc cung đình Huế là sự kế thừa, kể từ khi những dàn nhạc – trong đó có nhiều nhạc khí cung đình – xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên bệ đá kê cột chùa thời Lý (thế kỷ XI – XII) đến lúc ông vua cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX.

    Bởi những giá trị to lớn về văn hóa, nghệ thuật và ấn tượng của cá nhân mình về thể loại Nhã nhạc cung đình Huế, nên trong chuyến đi thự thế của khoa về thăm xứ Huế, nghe đêm nhạc Huế, tôi thật sự nảy sinh nhiều suy nghĩ và tình cảm với thể loại nhạc này. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Nhã nhạc cung đình Huế” là nội dung cho bài tiểu luận của mình.

    Như vậy, với nội dung mà tôi đã trình bày chưa thể nói hết được giá trị, ý nghĩa của Nhã nhạc cung đình Huế song một phần nhỏ nào đó tôi muốn thể hiện tình cảm của cá nhân mình với di sản này. Đồng thời khi tìm hiểu về nhã nhạc cung đình, tôi hi vọng góp thêm một tiếng nói ca ngợi cũng như giới thiệu với mọi người – những ai đã có dịp về thăm Huế, được lắng nghe ca Huế hay cả với những ai chưa một lần đến Huế sẽ hiểu thêm và yêu mến Nhã nhạc cung đình Huế.

    Với kiến thức còn hạn chế, bởi vậy bài tiểu luận của tôi không tránh khỏi những sai xót và hạn chế. Tôi mong được sự góp ý từ tất cả các bạn để bài viết của tôi được bổ sung và hoàn thiện hơn.

    Xin được cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành chuyến thăm quan thực tế miền Trung và hoàn thiện bài tiểu luận này!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...